Bật mí cách trồng đu đủ khỏe đẹp, sai trĩu quả từ chuyên gia

Cây đu đủ từ lâu đã xuất hiện ở hầu hết trong các khu vườn miền quê, ngoài việc trồng cây đu đủ để lấy quả, làm món ăn, đu đủ còn là một bài thuốc giúp chữa bệnh và các công dụng khác nữa. Hãy cùng tìm hiểu thêm về cây đu đủ và cách trồng cây đu đủ như thế nào cho đúng kỹ thuật nhé!

Cây đu đủ là gì? Đặc điểm nhận biết cây đu đủ

Cây đu đủ là cây thân thảo, mọc thẳng và không có nhánh, có thể cao đến 10m. Đường kính thân cây khi trưởng thành có thể lên tới 20cm, lõi cây bên trong rỗng chứ không đặc chứa nước cùng các chất dinh dưỡng.

Bật mí cách trồng đu đủ khỏe đẹp, sai trĩu quả từ chuyên gia
Cách nhận biết cây đu đủ khá đơn giản

Lá có bề mặt lớn, hình chân vịt có nhiều khía, cuống lá dài là rỗng. Các lá đu đủ mọc đối xứng nhau, lá sau mọc chéo so với lá trước. Lá có màu xanh và cuống trắng hoặc xanh nhạt, khi già thì cả lá và cuống chuyển màu vàng nâu, héo dần, khi dụng sẽ để lại trên thân cây vết sẹo.

Hoa đu đủ nhỏ xinh có màu trắng, ở giữa đài hoa màu vàng, nở đều 5 cánh thường mọc ra từ ngách cuống lá và thân.

Bật mí cách trồng đu đủ khỏe đẹp, sai trĩu quả từ chuyên gia
Quả đu đủ vàng óng

Quả đu đủ có hình bầu dục, phần đầu nhỏ hơn, càng về cuối càng to ra. Quả đu đủ khi còn non có màu xanh, khi chín sẽ có màu vàng óng. Một cây đu đủ có thể ra tới 20 quả trong 1 lần, đu đủ chín quanh năm và có rất nhiều chất dinh dưỡng.

Những công dụng thần thánh của cây đu đủ bạn cần nhớ

Thực phẩm: Đu đủ xanh có thể chế biến các món gỏi, nộm, cũng có thể xào và ăn thay thế cho rau. Hầm đu đủ với các loại thịt xương sẽ giúp xương và thịt mềm hơn, nhanh nhừ. Quả đu đủ chín có thể ăn trực tiếp như trái cây, làm sinh tố có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như thanh nhiệt giải độc, bổ tâm can tỳ phế.

Bật mí cách trồng đu đủ khỏe đẹp, sai trĩu quả từ chuyên gia
Đu đủ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Làm đẹp: Trong đu đủ chứa enzym tự nhiên, tái tạo tế bào da, tẩy da chết, phục hồi tươi trẻ cho da. Thường xuyên đắp mặt nạ từ đu đủ còn có thể loại bỏ mụn trứng cá trên mặt. Đặc tính tẩy da chết của đu đủ rất mạnh nên hạn chế sử dụng ở các vùng da nhạy cảm hoạc da non.

Chữa bệnh: Đu đủ rất tốt cho tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Trong đu đủ còn có nhiều chất vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin C, B1, B2, và khoáng chất Kali, Canxi …. Ăn đu đủ còn phục hồi chức năng gan, bổ máu. Trong đông y, đu đu là một bài thuốc chữa được rất nhiều bệnh, lá đu đủ có thể giúp ngăn ngừa và giảm nguy cơ ung thư, hoa đu đủ chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho, viêm họng, khàn tiếng…, Hạt đu đủ giúp hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ gan và thận.

Lưu ý: 

Không nên ăn trực tiếp hạt đu đủ vì có chứa một lượng chất độc

Ăn đu đủ chín nhiều ngày có thể khiến lòng bàn tay và chân bị vàng

Đu đủ chứa khá nhiều đường nên người tiểu đường hạn chế sử dụng.

Ăn đu đủ hạn chế ăn lạnh bởi có tính hàn mạnh.

Khám phá cách trồng đu đủ sai quả từ gốc đến ngọn

Chọn đất: Đất trồng đu đủ phải là đất thịt, càng nhiều chất dinh dưỡng càng tốt, có khả năng thoát nước tốt.

Chọn giống: Đu đủ được trồng bằng phương pháp gieo hạt, có thể sử dụng hạt giống từ cây trước để lại hoặc mua các hạt giống chất lượng trên thị trường hoặc cây non từ các vườn ươm. Hạt giống được ngâm trong nước ấm pha với tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh để trong 5 giờ, lấy ra và ủ trong bao vải 5 ngày, khi hạt nứt nảy mầm thì đem gieo.

Làm bầu đất: Bầu đất tạo từ túi nilon cỡ nhỏ và đục lỗ để đảm bảo thoát nước, lấy đất đã chuẩn bị trộn cùng với phân chuồng cho vào túi. Bỏ hạt vào giữa bầu rồi phủ lớp đất mịn lên. Để bầu ở nơi thoáng mát, tránh mưa nắng và nhớ giữ ẩm cho cây, tưới nước hàng ngày.

Bật mí cách trồng đu đủ khỏe đẹp, sai trĩu quả từ chuyên gia
Cách trồng cây đu đu không quá khó như mọi người vẫn nghĩ

Cây có khoảng 3 lá thì bỏ cây ra ngoài cho cây hấp thụ ánh sáng, điều chỉnh lượng nước tưới 2 ngày một lần

Cây có 5 lá, cao 14cm là có thể trồng ngoài vườn được, nên trồng cây nghiêng một chút để cây có năng suất cao hơn.

Cách trồng: lột bỏ vỏ nilon, đặt bầu cây nằm ngang xuôi theo hướng Đông Tây, nén chặt đất xung quanh lại, dùng que nâng phần ngọn cây cho cây hướng lên, như vậy khi cây trong quá trình trưởng thành sẽ hứng được nhiều nắng nhất, cây sẽ nghiêng khoảng 45 độ so với mặt đất trong suốt quá trình phát triển của cây.

Chế độ bón phân: 

Trước khi trồng thì nên bón lót  trong đất vôi bột và phân hữu cơ hoai mục, phân lân và phân kali.

Khi cây đã được 1 tháng tuổi thì bón định kỳ 1 tuần một lần phân NPK, từ 1 đến 3 tháng tuổi thì nửa tháng bón một lần, 3 đến 7 tháng tuổi thì bón 1 tháng 1 lần

Cây trồng sau 2 tháng rưỡi là có thể bắt đầu ra hoa và có quả, lúc này cây còn yếu nên cần cắm cọc để đỡ các quả nặng. Sau 7 tháng mới bắt đầu có thể thu quả xanh để ăn, 9 tháng mới được thu quả chín ăn trực tiếp, nên thu hoạch quả chín khi trên quả có dấu hiện đốm hoặc sọc nhạt.

Bật mí cách trồng đu đủ khỏe đẹp, sai trĩu quả từ chuyên gia
Đu đủ cần khá nhiều phân bón và thuốc phòng chống bệnh hại cây

Phòng trừ sau bệnh: Là giống cây ăn quả nên đu đủ cũng thu hút các loài sâu bệnh hại như rệp, bọ sáp, nhện đỏ, sử dụng Decis 2,5ND pha với nồng độ 0,1% hoặc trebon nồng độ 1%. Đối với các bệnh đốm vàng, phấn trắng,… thì sử dụng các thuốc như Daconil, Topsin để phun. Ngoài ra có thể sử dụng giống đu đủ kháng bệnh khỏe mạnh giúp người dân an tâm hơn khi trồng. Không nên trồng 2 vụ đu đủ liên tiếp mà nên trồng cách vụ, nếu không sẽ không đạt được năng suất mong muốn ở vụ sau.

Đu đủ ăn rất mát, ngọt thanh rất được ưa chuộng và tương đối dễ trồng ở các gia đình tại Việt Nam. Ngoài ra, chúng còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người nên được rất nhiều người quan tâm và ưa chuộng. Để có một cây đu đủ sai trĩu quả thì nhất định bạn không được bỏ qua những lưu ý trên đâu nhé!

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)