Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh

Cây lưỡi hổ không là cái tên không quá xa lạ với mọi người. Loại cây này  thường được trồng trong nhà giúp thanh lọc không khí, mang không gian tươi mát và mát mẻ đến nhà, và giữ cho tinh thần của chủ nhà luôn thoải mái. Hãy cùng Tin nhà vườn tìm hiểu qua bài viết dưới đây về cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hôr nước đúng cách nhé! 

Giới thiệu về cây lưỡi hổ nước 

Cây lưỡi hổ nước (tên khoa học là Sansevieria trifasciata) là một loại cây cảnh được yêu thích bởi vẻ đẹp đơn giản, dễ trồng và chăm sóc. Đặc điểm nổi bật của cây lưỡi hổ nước là lá cây dài, thẳng, có vạch ngang màu trắng hoặc vàng trên nền xanh đậm, tạo nên một sự kết hợp màu sắc rất độc đáo. 

Theo phong thủy, cây lưỡi hổ nước có ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia chủ. Cây lưỡi hổ nước được xem là biểu tượng cho sự bền vững và độc lập, tượng trưng cho sự ổn định và hòa thuận trong gia đình.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh
Cây thủy sinh được trồng phổ biến ở nhiều gia đình, công sở

Cây lưỡi hổ được xem như một nhà máy lọc không khí, mang lại không khí trong lành tốt nhất cho gia chủ. Mặt khác, khi chuyển hóa, cây lưỡi hổ nước hấp thụ carbon dioxide vào ban đêm và giải phóng oxy. 

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh

Cây lưỡi hổ nước là một loại cây cảnh được yêu thích bởi vẻ đẹp tự nhiên và ý nghĩa phong thủy của nó. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt và giữ được vẻ đẹp của nó, bạn cần phải chăm sóc đúng cách. Cây lưỡi hổ có thể trồng được trong đất hoặc trồng thủy dinh cũng phát triển khá tốt. Vậy cách trồng và chăm sóc lưỡi hổ thủy canh như thế nào?

Về cách lựa chọn giống cây lưỡi hổ nước

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh
2 phương pháp nhân giống cây lưỡi hổ phổ biến nhất hiện nay

Hiện tại, có nhiều loại cây lưỡi hổ thủy canh trên thị trường với nhiều kích thước khác nhau. Do đó, khi chọn loại này bạn hãy chọn cây lưỡi hổ phù hợp với vị trí mà bạn để đặt chúng. Nếu không, với một cái cây quá lớn và cao đặt vào những vị trí trong nhà sẽ gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến thẩm mỹ bởi vì hình dáng của cây lưỡi hổ khá cứng và gồ ghề. Với kích thước cây phù hợp, bạn cũng cần lựa chọn loại chậu cho phù hợp và mang giá trị thẩm mỹ cao. Bạn hoàn toàn có thể chọn mua cây lưỡi hổ thủy sinh tại các cửa hàng cây cảnh hoặc tự mình nhân giống từ cây lưỡi hổ lớn.

Cách nhân giống cây lưỡi hổ trong nước như sau

Lưu ý rằng cây lưỡi hổ phát triển chậm, do đó thời gian thích hợp nhất là mùa xuân, hè. Trước khi nhân giống cây lưỡi hổ trong nước, bạn cần chuẩn bị một số công cụ cần thiết, chẳng hạn như dụng cụ hoặc kéo để cắt tỉa, nước, keo liền sẹo. Sau đó tiếp tục các bước sau:

Cắt một chiếc lá từ cây lưỡi hổ đang phát triển. Chiều dài tối thiểu là 15 cm. Lá càng lớn sẽ càng dễ dàng thực hiện. 

Sử dụng kéo để cắt hình chữ V ở phần dưới của lá. Sau đó bôi keo liền sẹo và để trong chỗ mát, khô thoáng 1 ngày.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh
Nhân giống cây lưỡi hổ trong bình nước đơn giản

Chuẩn bị một chiếc lọ hoặc chai thủy tinh được trang bị nước. Chiều cao của mực nước là khoảng 7-8 cm. Đặt những chiếc lá cắt lát vào bình để phần hình chữ V bị ngập hoàn toàn xuống nước.

Đặt lọ/chai ở một nơi có ánh sáng, đổi nước mỗi tuần một lần, và sau đó rửa sạch bình mỗi tuần. Khoảng 2 tháng sau, tại phần chữ V bắt đầu bén rễ.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh
Và đây chính là thành quả, chúng ta có thể mang đi trồng

Và bạn đã thành công nhân giống được lưỡi hổ con!

Trồng cây lưỡi hổ thủy sinh

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh
Các phương pháp trồng cây lưỡi hổ thủy sinh đơn giản

Sau khi đã nhân giống thành công cây lưỡi hổ, bạn tiến hành trồng chúng vào chậu thủy sinh chuyên dụng để dễ dàng chăm sóc. Bạn có thể cắm trực tiếp cây lưỡi hổ vào chậu luôn hoặc trồng vào giá đỡ cây, sau đó đặt vào chậu thủy sinh. Tôi thường trồng cây vào chậu có giá đỡ, vừa đảm bảo cây phát triển tốt, vừa dễ dàng chăm sóc và thay nước không ảnh hưởng gì đến chúng.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh
Chậu chuyên dụng trồng cây thủy sinh

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ nước 

Để cây lưỡi hổ thủy sinh phát triển khỏe mạnh bạn cần chọn địa điểm đặt cây phù hợp và chất liệu chậu cây phù hợp. Nên chọn nơi có đủ ánh sáng, không quá nóng và không quá lạnh. Bạn nên lựa chọn chậu cây phù hợp với kích thước cây để chúng phát triển tốt nhất. Lưu ý mực nước cho cây phải đảm bảo dễ chạm tới và gốc cây phải bên trên mặt nước để chúng hô hấp được.

Bón phân cho cây lưỡi hổ nước cần tuân thủ đúng thời điểm và loại phân bón tốt nhất. Nên bón phân vào mùa xuân và mùa thu, bạn lên sử dụng phân bón dạng nước, nhỏ vào chậu nước cho cây theo liều lượng khuyên dùng. Tỉa cây cũng là một việc quan trọng để giữ được hình dáng cây. Nên tỉa cây vào mùa xuân và mùa hè, cắt bớt các cành non, cành rối và cành chết.

Kiểm tra sức khỏe của cây lưỡi hổ thủy sinh

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ thủy sinh
Bạn cần lưu ý theo dõi nấm bệnh của cây để xử lý kịp thời

Khi trồng cây lưỡi hổ trong nước bạn nên lưu ý đến các dấu hiệu nhận biết cây bị bệnh như cây mắc bệnh đốm nâu trên lá hoặc cây bị thối ở gốc. Hoặc lá cây bị thâm đen hoặc thân cây mềm. Nếu phát hiện bệnh, bạn cần sử dụng phương pháp điều trị bệnh phù hợp như sử dụng thuốc trừ sâu hoặc phương pháp tự nhiên.

Những lưu ý khi chăm sóc cây lưỡi hổ nước

Để có được một cái lưỡi hổ nước khỏe mạnh và tươi tốt mỗi ngày, bạn cần chú ý đến các điểm sau:

Nước

Để làm cây lưỡi hổ khỏe mạnh và xanh lá, bạn nên thay thế nước cây thường xuyên mỗi tuần để tránh nước bị vẩn đục. Xin lưu ý rằng mực nước không vượt quá 1/2 chiều dài gốc để đạt được sức khỏe tốt nhất.

Ánh sáng

Loại cây trồng trong nhà này không đòi hỏi quá nhiều ánh sáng, vì vậy nó có thể đặt một nơi râm mát mà không cần ánh sáng mặt trời trực tiếp, tránh cây bị cháy lá. 

Nhiệt độ

Cây lưỡi hổ nước là cây ưa bóng râm, vì vậy nó có thể phát triển tốt trong môi trường điều hòa. Nhiệt độ phù hợp nhất cho cây tăng trưởng khỏe mạnh là 13-28 ° C.

Ngoài ra, khi trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ nước, bạn nên thường xuyên loại bỏ lá để khô héo, khô và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây.

Tác dụng của cây lưỡi hổ thủy sinh đối với sức khỏe 

Cây lưỡi hổ trị hen suyễn

Người bị bệnh hen suyễn, pha gel lưỡi hổ với nước nóng rồi xông hơi bốc lên, để tinh chất kháng viêm bám vào thành trong của khoang mũi và họng, có tác dụng ngăn chặn các cơn hen suyễn, giúp việc hô hấp thuận lợi hơn. 

Cây lưỡi hổ chữa rối loạn tiêu hóa

Chất lô hội, aloe-emodin và trigonelline trong lá lưỡi hổ có khả năng giúp đường ruột hoạt động hiệu quả hơn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt. Lá lưỡi hổ có thể sắc uống, có tác dụng chữa trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu, hạ sốt.

Cây lưỡi hổ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi 

Hiện nay nhiều người có xu hướng cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng sau một ngày dài làm việc tại văn phòng. Cây lưỡi hổ giúp giải tỏa căng thẳng trong công việc, tạo màu sắc mới và cảm giác thư thái.

Cây lưỡi hổ nước mang lại giấc ngủ ngon

Khác với các loại cây khác, lưỡi hổ thường thải khí cacbonic vào ban đêm, vào ban đêm, cây sẽ hấp thụ chất độc qua lá và thải ra khí oxi tinh khiết, mang lại môi trường trong lành và giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Cây lưỡi hổ giúp giảm dị ứng trên da

Cây lưỡi hổ có tính kháng viêm và sát khuẩn cực tốt có thể điều trị một số chứng dị ứng ở trên da. Khi da có những biểu hiện như cháy nắng, bỏng, phồng rộp thì đây là biện pháp để sát khuẩn cực kì hiệu quả. 

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về cây lưỡi hổ thủy sinh bao gồm những đặc điểm về cách trồng, cách chăm sóc và những lợi ích về cây lưỡi hổ. Hy vọng những chia sẻ trên giúp bạn phần nào có thêm những kiến thức bổ ích về loại cây này và bỏ túi được những cách chăm sóc cho riêng mình.

5/5 - (1 bình chọn)