Cây khổ sâm và 8 tác dụng chữa bệnh hiệu quả từ khổ sâm

Khổ sâm là gì? Khổ sâm có tác dụng gì? Sử dụng khổ sâm như thế nào? Đây là những câu hỏi, thắc mắc hiện nay của nhiều người khi dùng khổ sâm. Và hôm nay tinnhavuon sẽ giúp các bạn làm rõ những nghi vấn trên nhé.

Nguồn gốc và tên gọi của cây khổ sâm

Khổ sâm có nguồn gốc từ các vùng núi phía Bắc Việt Nam và Trung Quốc, chúng thường mọc tự nhiên thành bụi rậm. Khổ sâm có 2 loại chính là khổ sâm cho lá và cho rễ. Ngoài ra, ở một số vùng người ta còn sử dụng cả quả khổ sâm ( hay còn gọi là quả khổ tử) để sắc lấy nước uống.

Khổ sâm có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy loại, tùy vùng miền mà người ta còn gọi là cổ sâm, khổ sâm bắc bộ, cây cù đèn (đối với khổ sâm cho lá). Hay cây dã hòe, khổ cốt (đối với khổ sâm cho rễ).

Đặc điểm tự nhiên của cây khổ sâm

Khổ sâm có chiều cao trung bình từ 70cm đến 1m. Lá mọc so le nhau, đôi khi có thể mọc thành từng vòng giả gồm khoảng 3 – 4 lá. Lá khổ sâm dài từ 3-5cm, hình mũi mác, phần mép nguyên, cả 2 mặt lá đều có lông, và có những vệt chấm màu trắng trên khắp bề mặt lá.

Cây khổ sâm và 8 tác dụng chữa bệnh hiệu quả từ khổ sâm
Nhận biết cây khổ sâm rất đơn giản

Tháng 5 đến tháng 8, là thời điểm khổ sâm ra hoa, những cụm hoa mọc ở đầu cành hay kẽ lá, có cả hoa đơn tính và lưỡng tính. Quả khổ sâm có màu hung đỏ có lông trắng gồm 3 mảnh vỏ. Mùa hoa quả rơi vào khoảng tháng 5 tới tháng 8.

Cây khổ sâm và 8 tác dụng chữa bệnh hiệu quả từ khổ sâm
Lá cây khổ sâm thuon nhọn, mặt trên xanh, mặt dưới thường màu bạc

8 tác dụng siêu thần kỳ của cây khổ sâm

Chữa đau dạ dày bằng khổ sâm

Các nghiên cứu khoa học chứng minh trong lá khổ sâm có chứa các thành phần flavonoid có tác dụng kháng khuẩn tốt. Vì vậy, khổ sâm có tác dụng rất lớn trong việc điều trị và giảm các cơn đau dạ dày cấp và mãn tính.

Khổ sâm giúp ngăn ngừa các bệnh dị ứng, viêm da cơ địa

Cây khổ sâm và 8 tác dụng chữa bệnh hiệu quả từ khổ sâm
Khổ sâm nấu nước tắm có thể trị mụn nhọt, mẩn ngứa hiệu quả

Lá khổ sâm có tính bình, và mát, có chức năng thanh nhiệt, nên sử dụng lá khổ sâm để đun làm nước tắm sẽ làm mát và làm dịu vùng da bị mẩn ngứa đồng thời có khả năng ngăn ngừa và làm giảm tình trạng dị ứng do thời tiết hay viêm da cơ địa.

Hỗ trợ các hoạt động của tim mạch từ khổ sâm

Làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, chống rối loạn nhịp tim, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim. Ngoài ra còn có tác dụng chống xơ vữa động mạch và hỗ trợ làm hạ lipid máu. Với những tác động tích cực đó, lá khổ sâm giúp cho trái tim của bạn khỏe mạnh hơn, hạn chế các bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

Khổ sâm giúp điều trị và cải thiện tình trạng hen suyễn:

Lá khổ sâm có tác dụng kháng viêm, và sát trùng tính bình, vị đắng, nên có thể đánh bay đờm, làm sạch cổ họng, làm giảm tình trạng hen suyễn và các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Lá khổ sâm có tính kháng khuẩn, khử trùng rất cao

Cây khổ sâm và 8 tác dụng chữa bệnh hiệu quả từ khổ sâm
Cây khổ sâm có tính kháng khuẩn, khử trùng cao

Thành phần dược liệu trong lá khổ sâm rất cao, nước sắc của nó cũng chứa khả năng kháng khuẩn, nên có thể ức chế hoạt động của các chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn nhóm B, trực khuẩn lỵ. Cùng với đó còn có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại nấm ngoài da.

Khổ sâm có công dụng ức chế quá trình sản sinh Histamin:

Rễ khổ sâm có tác dụng sản xuất ra matrin, ức chế để lượng Histamin này không vượt ngưỡng cho phép của cơ thể, nếu vượt quá, cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng dị ứng thường thấy ở những người có cơ địa mẫn cảm, đồng thời cũng hạn chế sự lây lan của các virus gây bệnh nguy hiểm khi bị nhiễm vào đường ruột cũng có thể tạo ra Histamin.

Điều trị chứng rối loạn nhịp tim nhờ khổ sâm:

Một số  nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chất D-matrin có trong rễ cây khổ sâm còn có tác dụng chống rối loạn nhịp tim. Ngoài ra dược liệu còn có thể làm tăng thời gian dẫn truyền tim, làm giảm kích thước cơ tim và hạ thấp nhịp tim, từ đó ngăn ngừa được những bệnh lí nguy hiểm khác liên quan đến tim mạch.

Cải thiện chất lượng máu bằng khổ sâm

Nước sắc dược liệu từ cây khổ sâm cho rễ, có chức năng làm tăng lượng bạch cầu có trong máu, từ đó tăng khả năng sản xuất các kháng thể, ngăn chặn các vi khuẩn gây hại cho cơ thể, đồng thời duy trì ổn định số lượng bạch cầu trong máu.

Các bài thuốc từ lá, rễ và quả khổ sâm

Công thức chữa đau dạ dày

Cây khổ sâm và 8 tác dụng chữa bệnh hiệu quả từ khổ sâm
Cây khổ sâm cực kì dễ trồng

Chuẩn bị nguyên liệu theo tỉ lệ sau: 12g khổ sâm, 10g hương phụ, 12g trần bì, 10g nghệ, 10g bồ công anh cùng 8g ngải cứu. Các vị thuốc này đem tán hết thành bột mịn. Mỗi ngày chỉ dùng 10 – 20g, chia đều làm 2 lần uống cùng nước sôi ấm.

Công thức ngâm chân với lá khổ sâm

Chuẩn bị nguyên liệu theo tỉ lệ sau: 12g khổ sâm, 12g đương quy, 15g hoàng kỳ, 15g sinh địa, 10g xuyên khung, 10g trạch lan, 10g tô mộc, 12g hoàng cầm, 6g tế tân cùng 6g quế chi.

Các vị thuốc trên đem tán hết thành bột rồi dùng hòa tan trong nước nóng, để vừa ấm thì ngâm chân trong 15-20 phút trước khi ngủ, sẽ làm bạn thư giãn và thoải mái, dễ ngủ hơn.

Bài thuốc chữa chứng nứt nẻ tay chân

Chuẩn bị nguyên liệu gồm 12g khổ sâm, 6g hoàng cầm cùng với 24g can đại hoàng.

Các vị thuốc đem cho vào ấm, đổ thêm 1 lít nước sắc trên lửa nhỏ khoảng 25-30 phút, sau đó lọc bỏ bã và chia đều thành 3 lần uống trong ngày vào trước các bữa ăn.

Lưu ý khi sử dụng lá, rễ khổ sâm:

Không lạm dụng khổ sâm thay cho thuốc chữa bệnh.

Đối tượng được sử dụng khổ sâm phải được sự chỉ định của bác sĩ, hoặc các chuyên gia, tuyệt đối không tự ý sử dụng, nhất là phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ và người già,…

Những người mắc các bệnh kinh niên, hoặc bị dị ứng với các thành phần của khổ sâm, tuyệt đối không tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ.

Cây khổ sâm tưởng lạ mà quen, có một lần dạo chơi qua nhà bác ở quê tôi chợt phát hiện loại cây này. Thì ra chúng được trồng rất rộng rãi và thực sự dễ trồng lại hiệu quả đối với sức khỏe con người. Chỉ cần 1 cành nhỏ, cắm xuống là khi bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chỉ cần giã rồi chắt chút nước uống vào là cầm ngay.

Xem thêm:

5/5 - (4 bình chọn)