Nói đến cây Sa kê chắc nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm đối với người miền Bắc, bởi cây chủ yếu xuất hiện nhiều ở miền Nam Việt Nam. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về cây sa kê và cách trồng cây sa kê nhé.
Nguồn gốc của cây Sa kê
Sa kê (sake) hay xa kê ( tên khoa học là Artocarpus altilis) là cây thân gỗ, có họ hàng với dâu tằm. Loài cây này có nguồn gốc từ các bán đảo Malaysia và các đảo nhiệt đới ở Thái Bình Dương, ngày nay chúng được nhân rộng ra ở khắp các khu vực nhiệt đới, làm một nguồn lương thực cứu đói của người châu Phi. Chúng cũng được trồng nhiều ở khu vực miền Nam Việt Nam, chúng khó có thể sống ở khu vực miền Bắc bởi thời tiết không phù hợp.
Đặc điểm nhận diện của Sa Kê
Sa kê là cây thân gỗ có thể cao hơn 20m, đường kính thân có thể đạt 40-60cm tùy vào điều kiện sống của cây. Thân thẳng chia thành nhiều nhánh và cảnh nhỏ dài tạo thành tán cây lớn, lớp tán nhỏ nhưng đẹp. Vỏ cây màu nâu xám, khi bị khứa sẽ chảy ra nhựa màu trắng, nhựa cây sa kê có thể dùng để xảm thuyền.
Lá Sa kê có phiến to, trông giống lá đu đủ, cũng có nhiều thùy nhọn chia ra là 5-10 thùy. Lá có màu xanh đậm và bóng, mặt dưới thì hơi nhám, khi già thì lá sẽ chuyển dần sang màu nâu và khô lại, là dụng sẽ để lại vết sẹo trên cây giống cây đu đủ vậy.
Sa kê là cây đơn tính nên chúng sẽ mọc cả hoa đực và hoa cái trên cây, hoa đực thì nhỏ hơn và có nhụy màu vàng, hoa cái thì lúc còn là nụ có màu xanh non, khi nở ra là hình cầu và có màu vàng nhạt. Thời gian thụ phấn của hoa rất ngắn, chỉ diễn ra trong 3 ngày, sau thời gian đó dù có thụ phấn nhưng cũng không thể có quả được.
Quả Sa kê có vỏ bên ngoài giống quả mít, đều có các gai nhỏ nhọn, nhưng bên trong chúng lại không có múi mà là lõi chứa rất nhiều tinh bột. Quả sa kê chín vào tháng 7 âm lịch, mùi quả sa kê khi chín có mùi như bánh mì, nên nó còn có tên gọi khác là quả bánh mì, loại quả chứa rất ít calo và nhiều cacbonhydrat, ở Châu Phi người ta dùng chúng làm thực phẩm cứu đói.
Công dụng đặc biệt của Sa kê
Làm thức ăn: Cây sa kê thường được trồng với mục đích hái quả, quả của cây Sa kê đem lại lợi ích kinh tế rất lớn. Quả sa kê có chứa nhiều tinh bột, có thể chế biến quay nướng chiên luộc, mùi vị giống như khoai tây hay bánh mì nướng rất được ưa thích. Sa kê nấu chín còn có thể nghiền hoặc lên men để trộn với sữa dừa, bơ đường để chế biến các món ăn khác.
Lấy gỗ: là cây thân gỗ, tuy không to như những cây lấy gỗ lâu năm, nhưng gỗ của cây sa kê rất đặc biệt, ban đầu thì chúng có màu vàng và chuyển dần sang màu đen như gỗ mun khi tiếp xúc với không khí, điều này khiến chúng rất được ưa chuộng ở trên thế giới. Ngoài ra ở một số nơi người ta còn dùng thân cây sa kê để làm giấy.
Làm thuốc: Lá sa kê có rất nhiều tác dụng trong y học, có hiệu quả kháng viêm, kháng sinh, lợi tiểu, trị tiêu chảy, tiểu đường, cao huyết áp, sỏi thận, bệnh gan,…. Cao khô chiết xuất từ vỏ cây và lá sa kê có tác dụng tốt khi ở liều 20mg cao/kg khối lượng cơ thể, nếu sử dụng quá 80mg sẽ trở thành chất độc. Lá sa kê phơi khô hoặc để tươi, mỗi lần sắc một lá lấy nước uống, chỉ nên uống cách tuần để đảm bảo không tích độc trong cơ thể.
Làm cảnh, bóng mát: Cây sa kê có tán lá mỏng, nhưng nhiều tầng và rộng, có thể được trồng trong sân nhà để lấy bóng mát.
Cách trồng và cách chăm sóc Sa kê đúng cách
Cách trồng:
Chọn giống: Cây sa kê được nhân giống theo hình thức gieo hạt và chiết cành, nhưng phương pháp chiết cành được sử dụng nhiều do có tỉ lệ sống và năng suất cao hơn. Bạn có thể tìm mua các cây non ở vườn ươm về trồng để tiết kiệm thời gian.
Phương pháp chiết cành như sau: chọn cành cỡ trung bình nhưng phải là cành gốc mới đạt năng suất tốt nhất. Cành có nhiều lá xanh và không có lá già, khi nào rễ mọc ra 4-6 sợi trắng hoặc vàng thì coi đó là giống tốt, nếu bị đen rễ thì khi đem trồng sẽ kém phát triển.
Đất trồng: Cây sa kê thích hợp trồng ở nền đất cát, khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, không nên trồng ở khu vực lạnh và mưa nhiều. Trồng cây ở khu vực có nhiều ánh sáng, trước khi trồng cần khử chua đất trước nửa tháng, sử dụng thêm vỏ trấu hoặc xơ dừa để tạo độ xốp cho đất, giữ ẩm để cây phát triển hơn.
Trồng cây: Bới phần đất đã chuẩn bị từ trước rồi đặt cành giống sa kê vào , không nên để quá sâu, chỉ khoảng 2-3cm để rễ dễ phát triển. Nên khơi rãnh thoát nước cho cây, tránh ngập úng gây chết cây, trồng mỗi cây cách nhau 8-10m.
Chăm sóc:
Sau khi trồng cây cần tưới nước luôn, nếu trồng vào những ngày có nhiều nắng thì phải tưới mỗi ngày đến khi cây có chồi mầm.
Sau 5-7 ngày thì tưới thuốc kích thích lần 1 và lần 2 cách nhau 5 ngày.
Khi cây ra mầm lần hai thì có thể bón phân cho cây để cây hấp thụ thêm các chất dinh dưỡng, cây càng to thì nhu cầu về lượng phân bón càng tăng. Nếu như bạn muốn nhiều quả thì hãy sử dụng phân NPK và phân chuồng hữu cơ bón mỗi năm một lần.
Cây sa kê cũng rất dễ bị các loại bệnh thường gặp của cây ăn quả khác như thối rễ, nấm lá, thối quả, sâu bọ ăn thân là lá,…. Các loại bệnh này cần phải được phát hiện kịp thời và có phương pháp dùng thuốc trừ sâu bệnh đúng cách để bảo vệ cây.
Bạn đã hiểu hơn về loài cây sa kê này chưa, sa kê tuy sinh trưởng trong điều kiện nắng và gió khắc nghiệt, nhưng chúng lại đem đến cho con người những trái ngon ngọt đầy bổ dưỡng cùng rất nhiều các lợi ích khác nữa đó. Mong rằng sau bài viết này sẽ càng có nhiều người biết đến cây sa kê và trồng chúng ở nhiều nơi hơn nữa.
Xem thêm:
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.