Cây bơ là loại cây thường ra hoa vào mùa khô và điều kiện để hoa bơ thụ phấn và hiệu quả là độ ẩm thấp và không bị dính mưa. Tuy nhiên chúng ta cũng cần đảm bảo độ ẩm của đất không quá thấp sẽ làm thiếu hụt nhu cầu nước trong cây cũng làm giảm tỉ lệ đậu quả đồng thời quả nhỏ và rụng nhiều. Chính vì vậy hệ thống tưới tiêu nước cho cây bơ rất quan trọng và hôm nay chúng tôi cũng hướng dẫn bạn cách trồng cây bơ với thiết bị tưới cây tự động là béc tưới cây ăn trái.
Cách trồng cây bơ đơn giản nhà vườn nên biết
Chuẩn bị giống và đất trồng bơ
Đối với cây bơ phương pháp trồng phổ biến và ưa chuộng trước kia đó là gieo hạt từ các quả già. Tuy nhiên cách trồng này là cách trồng cũ và có thời gian sinh trưởng phát triển chậm, tỷ lệ nảy mầm từ hạt thấp, phát triển và đậu quả kém. Nên hiện nay đa số một số hộ nông dân trồng bơ đã áp dụng kỹ thuật ghép nêm chồi. Cây giống được giữ lại toàn bộ gen của cây mẹ, nên phát triển nhanh và cho quả đều qua từng năm.
Cây bơ phù hợp nhất là trồng trên đất đỏ bazan ở Tây Nguyên, chính vì vậy chúng ta cần chuẩn bị loại đất tơi xốp và thoát nước tốt vì cây bơ chịu ngập úng không tốt. Trồng cây ở những vùng đất trũng thì cần lên luống trước cho cây. Mặc dù vậy, hiện nay các tỉnh phía Bắc cũng đã có thể cho quả với năng suất khá cao.
Sau đó tiến hành đào hố trồng bơ với kích thước 50x50x50, mỗi hố cách nhau tốt thiểu 7 – 9m. Trước khi trồng, chúng ta có thể bón lót khoảng 15 kg phân chuồng ủ hoai với 0,5 kg vôi. Bơ có thể trông thuần trong một vườn, hoặc trồng xen với các loại cây trồng dài ngày khác.
Tiến hành trồng bơ
Khi cây bơ con cao từ 20 – 25 cm, thì bắt đầu đánh ra vườn trồng. Nhẹ nhàng loại bỏ túi nilon khỏi bầu đất, ngắt bỏ phần rễ phụ mọc hơi dài rồi đặt bầu đất vào hố, thấp hơn mặt đất 5cm và hướng về hướng gió. Sau đó lấp đất và nén xung quanh bầu rồi tưới nước để tạo độ ẩm cần thiết cho bộ rễ mới phát triển.
Kỹ thuật chăm sóc cây bơ
Tưới nước
Nhu cầu tưới nước của bơ lớn và đòi hỏi phải đủ nước không được quá nhiều cũng không được quá ít. Nước chính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất, chất lượng của quả Bơ. Chúng ta nên tưới nước cho bơ theo liều lượng như sau: Năm thứ 1 – 3 sau trồng nên tưới 50 – 100 lít nước cây lần; tưới 2 – 3 lần vào giữa và cuối mùa khô. Khi cây cho quả nên tưới 100 – 200 lít cây lần; tưới 2 – 3 lần từ sau khi hoa bắt đầu nở.
Khi tưới nước cho cây bơ chúng ta nên sử dụng các loại thiết bị tưới tự động các bạn có thể lựa chọn loại Béc tưới nước S2000. Đây là béc tưới kết hợp ưu điểm của cả hai hình thức tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa. Béc tưới S2000 tập trung chính vào nhiệm vụ làm ẩm ướt khu vực xung quanh gốc cây. Loại Béc này được xem là phù hợp nhất với cây bơ giúp vì nó tiết kiệm nước, hệ thống hiện đại, thông minh có thể kiểm soát được lưu lượng nước tưới và bán kính tưới ở mức độ ổn định, tiết kiệm điện năng vì có thể kiểm soát được thời gian tưới phù hợp cho cây trồng. Ngoài ra loại Béc tưới S2000 này còn có thể giúp chăm phân trực tiếp tới bộ rễ và cung cấp đủ lượng nước cho cây trồng. Sản phẩm đã đồng hành cùng nhiều dự án tưới măng tây tại An Giang, tưới bưởi tại Tây Ninh, tưới cam quýt và nhiều loại cây ăn trái khác và hiện đang là lựa chọn số 1 của các hộ nông dân trồng cây ăn quả đặc biệt là cây bơ.
Bón phân
Sau khi trồng bơ khoảng 20 ngày, bà con có thể tiến bón thúc phân NPK hoặc phân vi sinh cho bơ, mỗi hố trồng bơ sẽ bón khoảng 100 gram phân. Tiếp tục bón thúc 4 – 5 lần tiếp theo, mỗi lần cách nhau 30 ngày cho đến khi cây bơ mọc ra một đợt lá mới.
Vào năm tiếp theo khi trồng bơ, bà con tiếp tục bón thúc cho bơ với liều lượng 200 gram trong 6 lần, 3 lần vào mùa mưa và 3 lần vào mùa khô. Từ năm thứ 3 trở đi tiến hành bón phân kali để cho quả có chất lượng cao, dày thịt. Đặc biệt lưu ý khi cây bắt đầu ra hoa thì bà con nên dừng bón phân để giảm tỉ lệ rụng quả cho bơ.
Cắt tỉa cho bơ
Cây bơ thường mọc cành ngang và ra lá nhiều, bà con nên cắt tỉa cành lá và tạo tán cho cây mỗi hai tháng để cây gọn và kích thích ra hoa cho cây. Khi cây cao 60 – 70cm thì hãm ngọn bằng cách bấm ngọn để phát triển tán đồng đều để cây nuôi thân và kích hoa. Trong giai đoạn ra hoa và đậu quả, tiến hành thường xuyên cắt tỉa cành yếu, cành sâu bệnh để tập trung chất dinh dưỡng cho hoa và quả.
Phòng sâu bệnh hại
Cây bơ thường gặp các bệnh như bệnh đốm lá, thối lá, nấm, rầy bông, sâu cuốn lá, thối rễ, đốm lá,… Chúng ta cần quan sát thường xuyên nếu phát hiện cây có dấu hiệu bị bệnh cần sử dụng các loại thuốc hóa học nhóm phosphite để giúp cây phục hồi. Các loại thuốc trừ nấm có hiệu quả được bà con nông dân sử dụng chủ yếu như: Aliette, Agri-fos, Fosphite và Ridomil Gold. Tuy nhiên tùy vào triệu chứng của bệnh của cây có thể thay đổi liều lượng cho phù hợp và sử dụng tuân theo hướng dẫn trên bao bì và cán bộ kỹ thuật.
Thu hoạch trái bơ
Bơ trồng theo phương pháp ghép sẽ cho quả sau 2 – 3 năm, từ năm thứ 4 trở đi số lượng trái sẽ tương xứng với tầm vóc của cây nên nhà vườn không tỉa trái non nữa. Quả bơ chín đủ độ thu hoạch có màu sắc chuyển từ xanh sang màu xanh vàng, độ bóng trên vỏ giảm, thường xuất hiện những cục u cám. Những vườn bơ lâu năm sẽ bắt đầu rụng quả khi chín già chính vì vậy nên thu hoạch ngay khi bơ vừa chín tới.
Nên được thu hoạch vào buổi sáng khi mặt trời vừa lên, thường là trước 10 giờ để quả bơ không bị mất nước. Nên chia bơ ra nhiều đợt thu hoạch, chỉ thu hoạch những quả đủ độ và cắt cuống cách quả chừng 4 – 5 mm.
Cây bơ là loại cây cho giá trị kinh tế cao vì vậy hiện đang được trồng rất nhiều. Chỉ cần chăm sóc và chế độ tưới tiêu hợp lý sẽ giúp bà con đạt được một vườn bơ sai trĩu quả với mùa bội thu.
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.