Lá lốt có tác dụng gì? Bỏ túi ngay các công thức chữa bệnh từ lá lốt

Lá lốt là một loại thực phẩm được sử dụng trong những món ăn hằng ngày, ngoài ra, còn có rất nhiều tác dụng của lá lốt trong việc phòng và điều trị một số căn bệnh. Hãy cùng tinnhavuon điểm qua những tác dụng kỳ diệu và các bài thuốc từ lá lốt nhé!!!!!

Tìm hiểu cây lá lốt là cây gì?

Lá lốt ( hay còn gọi là lá lốp hay lá lớp) là loài có thân có rãnh dọc và dài, rễ ngắn, thường mọc bò hoặc cắm không sâu xuống dưới lòng đất.

Lá lốt có tác dụng gì? Bỏ túi ngay các công thức chữa bệnh từ lá lốt
Cây lá lốt phổ biến ở rất nhiều gia đình hiện nay

Thuộc loại lá đơn nguyên, mọc so le với nhau, có hình tim với màu xanh đậm, bề mặt bên trên nhẵn và rất bóng, mặt dưới lá có màu nhạt hơn. Lá có 5 gân chính tỏa ra từ cuống lá. Lá lốt thường được trồng cho bò ở các hàng rào, lùm cây hay dưới những vòm lá mát trong vườn nhà.

Lá lốt có tác dụng gì? Bỏ túi ngay các công thức chữa bệnh từ lá lốt
Cây lá lốt thường sông ở khu vực ẩm ướt và ít ánh sáng

Cây lá lốt tương đối giống với cây trầu không ( ăn với cau). Để phân biệt bạn có thể dễ dàng xé lá để ngửi mùi của chúng khá dễ dàng. Lá lốt cực thơm mùi đặc trưng chứ không nồng như lá trầu không.

Lá lốt có tác dụng gì mà hay đến vậy?

Lá lốt có tác dụng gì? Bỏ túi ngay các công thức chữa bệnh từ lá lốt
Lá lốt là nguyên liệu không thể thể thiếu trong nhiều món ngon

Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: Sử dụng nước lá lốt ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa còn bã thì đắp lên chỗ vết thương. Trong lá lốt có thành phần kháng viêm, đồng thời có khả năng chữa trị một số bệnh ngoài da như tổ đĩa. Thực hiện bài thuốc này 2 lần mỗi ngày, sau khoảng 1 tuần sẽ phát huy hiệu quả.

Điều trị chứng đau nhức xương khớp: Dược tính trong lá lốt giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp ở người già, mỗi khi thời tiết thay đổi. Nước lá lốt tươi sau khi đun nên uống sau bữa tối. Kiên trì sử dụng khoảng 10 lần để bài thuốc phát huy tác dụng.

Chữa sưng đau ở đầu gối : Lá lốt là một loại dược liệu có tính kháng viêm, tiêu sưng và giảm đau, nhất là khi bị đau tại những vị trí khớp như đầu gối, khuỷu tay,…Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp cùng với ngải cứu để tăng hiệu quả giảm đau cho người bệnh. Tiến hành giã nhuyễn các nguyên liệu sau khi rửa sạch, rồi đắp lên vùng bị đau.

Hạn chế chứng đổ nhiều mồ hôi ở tay, chân: Lá lốt tính nhiệt và vị cay, giúp ổn định lại các đường kinh mạch ở lòng bàn tay và chân, từ đó giúp giảm tiết mồ hôi và làm ấm những vị trí này trên cơ thể, đồng thời làm giảm hiện tượng tắc nghẽn các đường kinh mạch. Nếu kiên trì thực hiện thường xuyên, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả giảm mồ hôi tay chân rõ rệt.

Điều trị các bệnh về mụn nhọt: Một công dụng của lá lốt cực hay đó chính là tính kháng khuẩn tiêu viêm khi kết hợp cùng các loại dược liệu khác như lá chanh, lá tía tô, sẽ làm giảm, giảm hiện tượng ngứa ngáy do mụn nhọt, mẩn ngứa gây ra. Giã nhỏ các nguyên liệu rồi đắp lên vùng da bị mụn, mỗi ngày đắp 3 lần, để bệnh nhanh khỏi.

Lá lốt có tác dụng gì? Bỏ túi ngay các công thức chữa bệnh từ lá lốt
Lá lốt chữa mụn nhọt mẩn ngứa rất tốt

Điều trị viêm nhiễm âm đạo: Lá lốt theo y học cổ thì  có vị cay, tính ấm tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, giảm đau nhức nên có tác dụng trị bệnh về viêm phụ khoa trong trường hợp viêm âm đạo do nấm, do tạp khuẩn gây ra nhưng ở giai đoạn đầu.

Điều trị viêm xoang: Y học hiện đại nghiên cứu chứng minh trong thành phần của lá lốt có chứa lượng tinh dầu, piperidin, beta-caryophylen, piperin … có tác dụng kháng sinh, chống viêm do đó tốt cho việc sát khuẩn, làm sạch niêm mạc mũi ở người bị viêm xoang, đặc biệt là lượng tinh dầu rất lớn, có khả năng hỗ trợ và điều trị một số bệnh về đường hô hấp.

Trị cảm lạnh hiệu quả: Lá lốt có tính ấm và thành phần dược tính trong đó có khả năng làm ấm cơ thể, ngăn ngừa những triệu chứng đơn giản khi bị cảm lạnh như: hắt hơi, xổ mũi,…Bạn có thể sử dụng lá lốt để nấu cháo cùng với tía tô, hoặc sử dụng biện pháp xông hơi để đánh cảm.

Công dụng của rễ lá lốt trong việc chữa đau răng: Lá và rễ của cây lá lốt có chứa alcaloid và tinh dầu với thành phần chủ yếu là beta-caryophylen và benzylacetat có tính kháng khuẩn rất tốt, giảm đau, kháng viêm, mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Một số công thức chữa bệnh từ lá lốt

Công thức chữa mụn nhọt, mẩn ngứa: Chuẩn bị các nguyên liệu sau với tỉ lệ bằng nhau: lá lốt, lá chanh, lá tía tô. Rửa sạch sau đó giã nhỏ các nguyên liệu rồi nhẹ nhàng đắp lên vùng da bị mụn nhọt, thực hiện mỗi ngày 1 lần, sau 3-5 ngày sẽ khỏi. 

Công thức điều trị viêm nhiễm âm đạo: 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn chua. Rửa sạch lá và nghệ, cho vào nồi và đổ ngập nước, đun khoảng 20 phút, để nguội rồi rửa như bình thường, hoặc bạn có thể áp dụng phương pháp xông với hỗn hợp trên để tăng hiệu quả trị bệnh.

Lá lốt có tác dụng gì? Bỏ túi ngay các công thức chữa bệnh từ lá lốt
Lá lốt có tác dụng gì trong chữa viêm xoang?

Công thức trị viêm xoang: Rửa sạch 5-7 lá lốt, ngâm trong nước muối, cắt nhỏ rồi đem xay nhuyễn. Chắt nước cốt lá rồi nhỏ vào mũi 1 -2 giọt. Sau vài phút, dịch nhầy trong xoang sẽ được làm loãng, bạn chỉ cần xì nhẹ để loại bỏ ra ngoài, giúp lỗ mũi thông thoáng, dễ thở hơn.

Chữa trị bệnh cảm lạnh: Nấu cháo như bình thường, khi gạo đã chín thì cho các nguyên liệu rau vào như: lá lốt, tía tô, hành tây,… Ăn khi cháo còn nóng để thải độc và tăng hiệu quả giải cảm hơn.

Lưu ý khi sử dụng lá lốt

Không nên lạm dụng quá nhiều, sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn cho sức khỏe con người như: Bị nóng trong, táo bón, lợi hàm sưng đỏ,…Ngộ độc thực phẩm do cơ địa không thích ứng với thành phần hóa học của lá lốt.

Lá lốt có tác dụng gì? Bỏ túi ngay các công thức chữa bệnh từ lá lốt
Lá lốt có nhiều tác dụng hay nhưng bạn không nên lạm dụng quá nhiều

Những thành phần hóa học và dược tính có trong lá lốt không hẳn là an toàn nếu bạn ăn sống lá lốt trong thời gian quá dài, bởi chúng có thể gây ra những tác hại không mong muốn như: Ảnh hưởng đến dạ dày khiến dạ dày bị nóng, ảnh hưởng đến đường ruột hay thậm chí nôn mửa, choáng váng.

Lá lốt rất tốt tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý sử dụng lá lốt một cách hợp lý nhất để phát huy tác dụng chữa bệnh lớn nhất của lá lốt.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)