Đinh lăng hay còn gọi là cây gỏi cá, thuộc họ Cuồng Cuồng. Chính bởi những công dụng tuyệt vời: làm thực phẩm, làm thuốc, cây cảnh, đinh lăng xứng đáng được coi là dược liệu thiên nhiên không loài cây nào sánh được. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về những tác dụng của cây đinh lăng cực hay mà bạn có thể chưa biết hết về nó:
Cách nhận biết cây đinh lăng đơn giản nhất
Cây đinh lăng là loại cây thân nhỏ, nhẵn, không có gai, chiều cao trung bình từ 80cm đến 1,5m. Lá kép lông chim 2 – 3 lần, xẻ sâu từ 20 – 40cm. Lá chét có răng cưa không đều, có mùi thơm.
Hoa đinh lăng nhỏ, mọc thành cụm chùy ngắn từ 7 – 18 mm, có màu xanh nhạt hoặc trắng xám.
Củ đinh lăng gồm nhiều rễ chính, xung quanh có các rễ phụ mọc không theo quy luật. Rễ đinh lăng rất giòn, dễ bẻ gãy, mọc liền nhau tạo thành các hốc. Rễ có vị man mát, hơi đắng, có mùi hắc. Vỏ rễ có màu trắng xám, nhiều vết nhăn nheo.
Khám phá những công dụng tuyệt vời của đinh lăng
Sử dụng như loại thực phẩm: Lá đinh lăng được sử dụng để ăn kèm trong gỏi cá, đồ ăn hải sản,…mang lại hương vị thơm ngon.
Lợi sữa, chữa tắc sữa: Không chỉ có tính mát mà lá đinh lăng còn chưa các dưỡng chất quan trong: saponin, vitamin nhóm B, C, nhiều axit amin và một số chất chống oxy hóa, sắt, kẽm, phốt pho,… giúp người mẹ mau lại sức, có đủ sữa để cho con khỏe mạnh.
Bồi bổ sức khỏe của mẹ sau sinh: Carbonhydrate có trong lá đinh lăng giúp người mẹ có thêm năng lượng để hoạt động, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể người mẹ.
Giúp chăm sóc làn da: Lá đinh lăng chứa rất nhiều nước, giúp bổ sung nước cho cơ thể, giữ ẩm làn da, tránh các yếu tố gây dị ứng, nổi mẩn ngứa. Ngoài ra, lá đinh lăng còn chứa các chất axit amin, vitamin B, methionin,…hỗ trợ trong việc làm trắng da, loại bỏ các bụi bẩn sâu bên trong lỗ chân lông. Cá nhân mình thì thường dùng lá đinh lăng giã nhuyễn để đắp lên vùng mụn, giúp hút sạch các độc tố làm xẹp mụn nhanh chóng và hiệu quả lắm đó.
Tăng cường phát triển não bộ: Protein có trong lá đinh lăng giúp phát triển não bộ, tăng ngừa tình trạng thường xuyên đãng trí, không tập trung vào công việc.
Ngăn ngừa thiếu máu: Lá đinh lăng có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ cho quá trình sản sinh ra hemoglobin, ngăn ngừa thiếu máu, bổ sung máu chứa oxy lên não và các chi.
Hỗ trợ giảm các triệu chứng đau lưng, tê nhức chân tay: Các khoáng chất trong lá đinh lăng giúp tăng cường sức khỏe cho xương, ngăn ngừa loãng xương, giảm thiểu các bệnh thường gặp như: đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối,…
Giúp an thần, tạo giấc ngủ ngon: Mùi thơm của lá đinh lăng sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon, xóa tan những căng thẳng, stress.
Có tác dụng ngăn ngừa và điều trị bệnh sốt rét: Đinh lăng có khả năng thúc đẩy sự hoạt động của clotoquin, ngăn ngừa sự phát triển của các tác nhân gây bệnh sốt rét.
Rượu đinh lăng và những tác dụng cho sức khỏe
Tác dụng của rượu đinh lăng
Giảm đau nhức xương khớp: Rượu đinh lăng có tính bình, giúp bổ khí huyết, giảm mệt mỏi, thoái hóa, đau nhức xương khớp do lao động nặng và do thay đổi thời tiết ở người cao tuổi
Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ: Rễ đinh lăng có tính mát, có tác dụng bổi bổ khí huyết, thông huyết mạch, làm giảm tình trạng mệt mỏi, cơ thể suy nhược do lao động nhiều, giảm thiểu tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi.
Nâng có sức đề kháng, nhanh hồi sức cho người bị bệnh: Rượu đinh lăng giúp kích thích hoạt động của bạch cầu và một số tế bào miễn dịch trong cơ thể, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Cải thiện trí nhớ: Hàm lượng dinh dưỡng cao có trong củ đinh lăng giúp bổ sung một số dưỡng chất cần thiết cho não, giảm cảm giác uể oải, tăng cường khả năng nhớ lâu.
Một số tác dụng khác của cây định lăng
Hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý cho nam giới, ngăn ngừa một số tình trạng thường gặp trong đời sống sinh lý
Giúp lợi tiểu, làm sạch đường ruột, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn.
Chữa ho, đau tử cung, kiết lỵ
Cách ngâm rượu đinh lăng đúng cách:
Chọn củ của cây đinh lăng lá nhỏ bởi chúng nhiều dược tính hơn các loại đinh lăng khác.
Chọn rượu nếp có nồng độ cồn từ 30 – 45 độ, vừa đảm bảo không làm mất đi các chất có trong củ đinh lăng, vừa không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Bước 1: Rửa sạch bùn đất bám trên củ đinh lăng, cắt bỏ các rễ con, dùng thìa hoặc gáy dao cạo phần vỏ ở cuối gốc
Bước 2: Để ráo nước, dùng khăn lau những vết bẩn còn xót lại.
Bước 3: Bỏ củ đinh lăng vào bình thủy tinh rồi đổ rượu vào cho đến khi ngập củ đinh lăng.
Bước 4: Để bình rượu ở nơi khô thoáng, đậy kín nắp bình.
Với những kiến thức trên, chắc hẳn đã phần nào giải đáp những thắc mắc của các bạn về loài cây này. Còn chần chờ gì nữa mà không sử dụng ngay loài cây này để nâng cao sức khỏe của bản thân.
Xem thêm:
- Trái nhàu và công dụng thần kì trong đẩy lùi bệnh gout
- Quả dành dành – công dụng hay với người có vấn đề về hệ tiêu hóa
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.