Cây sả là thứ gia vị quen thuộc đối với hầu hết các gia đình Việt Nam. Cây sả thường xuất hiện trong những món ăn, là món cây gia vị không thể thiếu làm món ăn thêm đậm đà hương vị. Nhưng ngoài những công dụng làm đó thì ít ai biết được nhiều công dụng khác của cây sả. Cùng tinnhavuon khám phá ngay hàng loạt những tác dụng của cây sả ngay bên dưới đây nhé!
Đặc điểm nhận biết cây sả
Loại sả thường gặp ở nước ta hiện nay có tên gọi là sả chanh, có chiều cao trung bình từ 70cm đến 1m. Chúng thường mọc thành từng bụi, từng khóm. Lá sả dài, cong, và thường rủ xuống mặt đất, đường kính lá từ 1-2cm, trên bề mặt là thường có những lông tơ mỏng và nhỏ, sờ vào thấy thô ráp, đường viền của lá rất sắc nhọn. Sống là dài, nổi hẳn lên trên bề mặt, bắt đầu từ cuống lá cho đến đầu lá, gần bằng chiều dài của lá sả.
Củ sả chính là bộ phận hay được sử dụng nhất, củ sả thực chất là từ thân cây biến thành. Đến thời kì thích hợp, thân cây sẽ phát triển thành củ, bao bọc bên ngoài củ là những lớp bẹ già. Củ sả có màu trắng đục, trên củ thường phủ một lớp phấn trắng. Cây sả có bộ rễ ngắn, thông thường những chiếc rễ này sẽ rất ít khi nổi lên trên mặt đất mà chúng thường cắm sâu, cắm chặt xuống lòng đất để hút nước, khoáng chất và chất dinh dưỡng đi nuôi cây.
Có những loại sả nào?
Trên thế giới, các nhà khoa học đã tìm ra được có tất cả 55 loại sả khác nhau, tuy nhiên với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như nước ta, chỉ có khoảng 4 loại sả là phù hợp với thời tiết của nước ta. Loại sả được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, đó chính là sả chanh, loại sả đã được trình bày ở trên.
Sau sả chanh, thì sả xòe chính là loại phổ biến thứ hai ở nước ta. Loại sả này có chiều cao nổi bật, khoảng 2m. Gốc sả xòe thường có màu tím hồng hay đỏ tím, chùy hoa gồm những chùm hoa mọc thẳng đứng.
Thứ ba, là sả hoa hồng. Kích thước thân và lá của sả hoa hồng nhỏ hơn những loại sả khác, tuy nhiên chúng có mùi thơm ngọt, và chứa một lượng tinh dầu rất lớn.
Thứ tư, là sả Sri- Lanka, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Á, với đặc điểm tán lá rộng, chiều cao ấn tượng, có thể lên đến 2m, lá dài hẹp, trên bề mặt lá không có lông. Đặc biệt là có hoa kép, kích thước hoa có thể lên đến 60-80cm, thân hoặc củ cũng có màu hồng hoặc tím rất đặc trưng.
Khám phá những tác dụng của cây sả thần kỳ
Đầu tiên phải kể đến công dụng dùng làm gia vị trong các món ăn của củ sả. Với mùi thơm đặc trưng, sả được dùng nhiều trong các bữa cơm của người Việt Nam và của người châu Á, sả được dùng kết hợp với các món thịt gà, những món ăn hải sản, nhằm làm giảm mùi tanh, và làm dậy vị thơm ngon cho món ăn.
Công dụng tiếp theo của sả đó chính là kháng khuẩn, trong củ sả có chứa thành phần methyl isoeugenol, có tác dụng ngăn cản và ức chế sự phát triển của bất kỳ loại vi khuẩn nào có hại đối với sức khỏe con người, đặc biệt có tác dụng làm giảm nhiễm trùng, chữa lành các vết thương ở đại tràng, dạ dày,…
Trong cuộc sống hằng ngày, bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu sả để xua đuổi côn trùng, khử mùi hôi, đem lại không gian sống trong lành và thư thái cho ngôi nhà của bạn.
Mùi thơm dễ chịu và thoải mái của tinh dầu xả cũng là một liều thuốc hiệu quả cho những bạn nào thường xuyên phải chịu nhiều áp lực, stress trong công việc bởi mùi thơm của sả sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng, căng thẳng và dần hình thành những suy nghĩ lạc quan và tích cực hơn.
Trong củ sả có chứa thành phần Diaphoretic, có tác dụng loại bỏ được một phần độc tố trong cơ thể, giúp giảm nhiệt độ cơ thể, chống viêm và bảo vệ cơ thể bạn một cách an toàn, hiệu quả.
Đối với chị em phụ nữ, sả còn có tác dụng làm đẹp, tinh dầu sả giúp giảm đáng kể lượng dầu nhờn, kiểm soát tốt dầu thừa trên da đầu, giúp cho mái tóc luôn chắc khỏe và lưu giữ mùi hương được lâu hơn.
Lưu ý các hại khi lạm dụng quá nhiều sả
Nếu lạm dụng sả hoặc tinh dầu sả, cơ thể bạn sẽ bị nóng trong, nếu sử dụng một lượng sả lớn trong thời gian dài, rất dễ gây ra hiện tượng mụn nhọt, mẩn ngứa, thậm chí là dị ứng, hoặc cũng có thể gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu.
Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng một lượng lớn sả đưa vào cơ thể, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
Cách trồng và chăm sóc cây sả
Phương pháp đơn giản nhất để trồng là tách một vài nhánh già, có sức khỏe tốt ra để đem chôn xuống đất, bạn nên lựa những nhánh có sức chịu đựng tốt, nhìn chắc chắn, để đảm bảo sẽ sống sau khi đem giâm xuống đất. Vì được tách chiết từ khóm sả mẹ, nên cây con sau khi trồng cũng sẽ giữ nguyên được những đặc tính tốt từ cây mẹ.
Cách chăm sóc cũng rất đơn giản, sau khi trồng 1 tháng, bạn nên bón đầy đủ các loại phân hữu cơ với liều lượng nhất định để tăng cường chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, ngoài ra bạn cũng nên cung cấp một lượng nước vừa đủ, quan tâm đến việc cải tạo đất, tiêu diệt các loại sâu bệnh, thiên địch để tạo một môi trường lí tưởng nhất cho cây sinh trưởng, phát triển và cho ra năng suất cao.
Cây sả có tác dụng rất lớn nhưng đôi khi chúng ta cũng không nên lạm dụng sả quá nhiều dẫn đến nhiều tác hại khó lường trước được. Hãy cùng chia sẻ thêm những kiến thức bổ ích về cây sả để mọi người cùng biết nhé.
Xem thêm:
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.