Thời tiết thất thường có thể gây ảnh hưởng xấu đến gia đình của bạn, như cảm cúm, viêm họng, ho có đờm,…. Nguyên nhân là do các vi khuẩn, virus gây hại xâm nhập vào cơ thể khiến sức khỏe giảm sút. Từ xưa, dân gian đã truyền nhau phương thức giúp người bệnh cảm cúm có thể giúp phục hồi nhanh, đó là giải cảm bằng cách xông hơi với các loại thảo dược khác nhau.
Phương pháp xông hơi là gì ?
Xông hơi là cách kết hợp khoa học giữa tính chất vật lí của hơi nước và dược lý của các chất bay hơi chứa trong thảo dược, theo hơi nước làm giãn mạch và tăng cường lượng máu trong mao mạch, sức nóng khiến cho ngoài lỗ chân lông mở ra, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, tăng cường đào thải các chất độc có trong cơ thể ra ngoài.
Phương pháp này có thể sử dụng cho cả người bị cảm nhiệt và cảm hàn. Người bình thường xông hơi còn có thể thông mũi họng, giảm đau, chống viêm, đau đầu, cơ thể khoan khoái khỏe mạnh.
Cách xông hơi vô cùng dễ dàng, nguyên liệu có thể kiếm được và có thể thực hiện ngay tại nhà, Chỉ mất từ 30 phút đến 1 tiếng, mỗi tuần để giúp cơ thể khỏe mạnh, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể bằng phương pháp này.
Các loại lá thường sử dụng để xông hơi
Mỗi nơi, tùy vào khu vực mà có những cách phối thảo dược riêng, nhưng được sử dụng nhiều nhất là các loại lá, củ sau:
Lá tre: Trong lá tre có chứa nhiều chất kháng sinh, giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh, mùi thơm thanh có tác dụng an thần nhẹ.
Lá bưởi, vỏ bưởi: Trong lá bưởi có có tinh chất đặc trưng với mùi thơm thoang thoảng, giúp sát trùng vùng mũi họng, giảm ho, giảm sốt nhanh, chống viêm nhiễm mạnh.
Lá kinh giới: Lá kinh giới giúp kích thích cơ thể ra mồ hôi, chống co thắt, có tính kháng khuẩn mạnh.
Cây sả: Sả giúp diệt khuẩn nhanh, kháng nấm, làm mát họng, chống ho.
Cây gừng: Gừng giúp cơ thể giảm buồn nôn, giảm đau họng và ho, hạ nhiệt cơ thể.
Xem thêm: những công dụng hay của củ gừng thân thuộc
Chanh: Tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho cơ thể, bổ sung vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch.
Tía tô: Tía tô giúp giảm sốt, hạ nhiệt cơ thể, tiêu độc, trừ viêm, bổ sung kháng sinh thực vật.
Các nguyên liệu đều có thể dễ dàng tìm thấy ngày trong khu vườn nhà bạn, ngoài ra bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại tinh dầu để thay thế cho những nguyên liệu còn thiếu mà hiệu quả tương đương.
Hướng dẫn cách xông hơi đúng cách
Cách nấu nước lá xông đơn giản
Rửa sạch nguyên liệu rồi cho vào một nồi lớn, đổ ngập nước. Sử dụng lá bản to như lá chuối, hoặc lá khoai để đậy trên miệng nồi giữ hơi, cần thiết có thể dùng vật nặng đè lên nắp nồi. Đụn sôi rồi cho nhỏ lửa trong khoảng 10 phút, cho các tinh chất trong nguyên liệu hòa tan hết vào nước.
Cách xông hơi đúng chuẩn hiệu quả cao:
– Người bệnh cởi bỏ quần áo, vào một phòng kín có diện tích càng nhỏ càng tốt, hoặc sử dụng chăn quấn kín cả người và nồi xông. Nồi xông đặt phía trước mặt người xông.
– Hé dần dần nắp nồi để hơi nóng đi ra từ từ, sao cho độ nóng vừa phải, tránh bị bỏng.
– Sau khi xông khoảng 15-20 phút thì dừng, lau sạch cơ thể bằng khăn sạch, và mặc quần áo mới
– Sau khi xông nên sử dụng một cốc nước chanh đường nóng để bổ sung nước cho cơ thể.
Lưu ý khi xông hơi
Phương pháp này không nên áp dụng đối với những người thường xuyên ra mồ hôi nhiều, dễ dàng mất nước, chóng mặt, người không điều khiển được hành vi như người cao tuổi, người mắc bệnh về trí nhớ,…
Không sử dụng đối với trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Sử dụng phương pháp này rất dễ gây bỏng nên cần xông hơi cực kì cẩn thận.
Xông giải cảm một, hai lần không thấy thuyên giảm thì nên đến bệnh viện khám chữa.
Xông hơi là một cách hữu hiệu, nhanh chóng và dễ dàng để bảo vệ sức khỏe của bạn và những người thân yêu trong gia đình khỏi cảm cúm, ho, sốt, đau họng. Xông hơi hàng tuần cũng giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng cường sinh lí, phòng ngừa các nguy cơ đột quỵ.
Xem thêm:
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.