Tỏi không chỉ là một gia vị thường được sử dụng trong các món ăn, mà chúng còn có tác dụng chữa bệnh như một loại dược liệu từ thiên nhiên. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin hữu ích nhất về tác dụng của tỏi mà có thể bạn chưa biết đầy đủ nhất!
Nhận biết củ tỏi và thành phần trong tỏi
Phần hay được sử dụng nhất của cả cây tỏi là phần củ. Một củ tỏi có từ 7-10 tép, các tép có kích thước to nhỏ khác nhau. Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng màu trắng bảo vệ.
Khi sử dụng, ta cần bỏ lớp vỏ bảo vệ và vứt bỏ phần mầm tỏi thường màu xanh có thể nằm sâu trong tép tỏi.
Thành phần của tỏi:
Cũng giống như rất nhiều loại rau xanh khác, trong tỏi, cũng chứa rất nhiều các vitamin, khoáng chất, chất xơ,…cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, hàm lượng chất béo có trong tỏi rất ít, chỉ khoảng 3% trong 100g tỏi.
Chất allicin trong tỏi là chất kháng sinh tự nhiên, an toàn, có nhiều công dụng trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại cho cơ thể, đặc biệt là vi trùng tả, kiết lị, thương, hàn,…
Những tác dụng của tỏi đầy đủ:
Giúp quá trình lưu thông máu dễ dàng hơn:
Nước ép tỏi có tác dụng phòng tắc nghẽn mạch máu nhờ khả năng phân giải và hòa tan một loại protein dễ gây tắc.
Vì vậy, máu được vận chuyển đến các cơ quan của cơ thể một cách nhịp nhàng hơn.
Chữa trị các cơn đau xương khớp:
Thành phần của tỏi có khả năng hạn chế việc sinh ra các gốc tự do gây tổn thương đến hệ xương khớp. Cùng với thành phần kháng sinh có sẵn, tỏi có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm cho những người bệnh.
Tác dụng phòng chống ung thư:
Hợp chất allicin trong tỏi có tác dụng làm chậm hoặc làm ngừng sự phát triển của các tế báo ung thư trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đại trực tràng và dạ dày. Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ cũng chỉ ra rằng tỏi giúp làm giảm tỷ lệ khối u ung thư.
Ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch:
Tỏi có khả năng làm giảm triglycerid và cholesterol trong máu tương tự clofibrat đồng thời kích thích sự sản sinh các cholesterol tốt (HDL), từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp ổn định huyết áp,…
Ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường:
Tỏi có tác dụng gia tăng sự phóng thích Insulin tự do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan và giảm lượng đường trong máu và trong nước tiểu, hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho những bệnh nhân mắc tiểu đường type 1,2.
Tăng cường khả năng miễn dịch:
Tác dụng của tỏi giúp tăng hoạt tính các thực bào lymphô cyte nhất là với thực bào CD4 giúp cơ thể bảo vệ màng tế bào chống tổn thương nhiễm sắc thể ADN; kháng virus có hại và phòng chống nhiễm trùng.
Tác dụng của tỏi như 1 loại kháng sinh:
Tỏi có tác dụng Kháng khuẩn, kháng virus, diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật, Xua đuổi và diệt côn trùng như gián, muỗi,…
Giúp ổn định hệ tiêu hóa:
Tỏi phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa. Kích thích tiết dịch vị, tiết mật. Phòng tránh các nhiễm khuẩn dạ dày ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa, và giúp chúng hoạt động ổn định và trơn tru hơn.
Ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh cảm cúm:
Tỏi có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm phể quản, sổ mũi, hắt hơi,…
Làm giảm mụn trứng cá:
Hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi có tác dụng cản trở hoạt động của gốc tự do đồng thời tiêu diệt vi khuẩn. Khi ở dạng phân hủy, allicin sẽ chuyển hóa thành axit sulfenic tạo nên phản ứng với gốc tự do từ đó giúp phòng tránh mụn cũng như tình trạng dị ứng và các bệnh ngoài da khác.
Những tác dụng phụ khi dùng tỏi không phải ai cũng biết
Ăn tỏi nhiều trong thời gian dài gây tổn thương gan và mắt.
Gây buồn nôn, giảm tiết dịch vị đối với những bệnh nhân gan.
Ăn tỏi sống làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết,…đối với những người đang bị tiêu chảy.
Gây ra những tác dụng phụ không mong muốn đối với những người có bệnh về thận
Gây độc, tản khí hao máu đối với những người có thể trạng yếu ớt.
Ăn tỏi đúng cách như nào ?
Sử dụng một lượng tỏi vừa đủ, phù hợp với thể trạng.
Không sử dụng tỏi đã có dấu hiệu nấm mốc, đã mọc mầm.
Nên sử dụng tỏi khi đã nấu chín ở nhiệt độ vừa đủ.
Không sử dụng tỏi cùng với: thịt gà, cá trắm, thịt chó, trứng.
Không ăn tỏi khi đói.
Sử dụng tỏi 10-15 phút sau khi băm nhuyễn.
Vậy ăn tỏi sống có tốt không?
Tỏi có rất nhiều công dụng trị bệnh, tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều và lầm tưởng về chức năng của chúng rằng có thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
Mỗi ngày, người bình thường (không mắc các bệnh kể trên) có thể ăn tối đa 10g tỏi, nếu lạm dụng việc sử dụng tỏi sống, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng không mong muốn như: giảm thị lực, ảnh hưởng đến tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, thận….
Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng tỏi sống, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để sử dụng chúng một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về công dụng của tỏi, hi vọng bạn đã biết cách áp dụng chúng để trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.