Nói đến học kết tráp, tráp rồng phượng là một trong những loại tráp phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các đám hỏi và đám cưới của người Việt ta. Bê tráp, đặc biệt là tráp rồng phượng đã trở thành một trong những thủ tục không thể thiếu mang ý nghĩa sâu sắc đối với cả hai bên gia đình.
Có lẽ cũng vì thế mà xu hướng học làm tráp diễn ra rầm rộ những năm gần đây. Giờ đây, bạn không cần phải bỏ ra nhiều chi phí và thời gian cho việc học nữa, thay vào đó, hãy đọc hướng dẫn làm tráp rồng phượng của chúng tôi ngày hôm nay.
Các loại hình tráp mà bạn có thể học làm đó là tráp rồng phượng đầu thấp, tráp rồng phượng đầu cao, tráp đầu tầm trung và tráp rồng phượng kết hợp (rồng và phượng trong cùng một khung)
Hướng dẫn làm tráp rồng phượng đầu thấp
Như cái tên đã nói lên tất cả, đối với tráp đầu thấp này, bạn sẽ được chỉ cách tạo khuôn đầu rồng và phượng ở vị trí thấp so với khuôn hình trung của tráp. Đầu sẽ được cố định trước sau đó các phần khác của tráp sẽ được hoàn thành sau theo tuần tự và chiều hướng sắp xếp.
Đối với tráp đầu thấp, để có được tư thế đẹp cho khuôn hình của rồng và phượng, bạn nên chọn thế nằm của phượng hay thế cuộn tròn của rồng, sẽ làm cho tráp trông cân xứng hơn. Một điểm lưu ý nữa, khi trưng bày, tráp đầu thấp này nên được đặt trên bàn cao để mọi người có thể thấy được toàn bộ vẻ đẹp của tráp.
Hình ảnh rồng phượng đầu thấp mang ý nghĩa tượng trưng cho sự yên bình và hòa thuận trong gia đình. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa về sự vững trãi và chắc chắn nữa.
Hướng dẫn làm tráp rồng phượng đầu cao
Trái ngược với tráp đầu thấp, tráp rồng phượng đầu cao thể hiện sự uy quyền và quyền lực của cả rồng và phượng. Hình ảnh con vật vươn mình lên chứng tỏ sự mạnh mẽ, thịnh vượng và phát triển trong gia đình của cô dâu và chú rể. Cũng có thể, đây là sự kì vọng của đôi bên gia đình dành cho đôi trẻ khi họ lập gia đình.
Làm thế nào để kết tráp đầu cao bây giờ?
Khác với xếp tráp rồng phượng đầu thấp, đối với tráp đầu cao, bạn cần thực hiện kết các bộ phận của đuôi, cánh của con vật trước và phần đầu sau cùng. Đầu chính là bộ phận nằm cao nhất trong tráp này. Bạn có thể thấy được sự uy lực, nét vươn mình của cặp rồng phượng trong tráp cao.
Tráp rồng phượng đầu cao được cho là phù hợp với những người có tâm hồn phóng khoáng, bay bổng và không kém phần quyền lực.
Ngoài kết tráp đầu cao và đầu thấp ra, bạn còn có một lựa chọn khác là tráp đầu trung bình. Cũng không quá khó hiểu lắm phải không nhỉ? Vị trí đầu của rồng và phượng nằm ở trung tâm cơ thể của chúng thì gọi là tráp đầu trung bình. Bạn có thể kết từ dưới lên nhằm tạo nên sự chắc chắn cho toàn bộ khung hình.
Làm tráp rồng phượng kết hợp
Ngoài những cách kết tráp đơn lẻ rồng và phượng như kể ở trên, bạn có thể chọn phương pháp làm tráp rồng và phượng kết hợp để tiết kiệm chi phí hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết trước rằng, dù tiết kiệm chi phí hơn nhưng sự kết hợp này sẽ làm cho tráp trở nên phức tạp và cầu kỳ hơn. Nhưng hãy yên chí đi, bạn vẫn hoàn toàn có thể làm được bộ tráp hài hòa và đẹp mắt.
Một ưu điểm khác của tráp kết hợp đó là bạn không phải mất công mang hai chiếc tráp nữa, chỉ một tráp kết hợp là đủ. Hơn nữa, tráp kết hợp tạo cảm giác gắn bó khăng khít, keo sơn, mang ý nghĩa sâu xa cho cô dâu chú rể mới.
Hy vọng với bài hướng dẫn làm tráp rồng phượng và tổng quan về các cách kết tráp bạn có thể hiểu được cách mà các nghệ nhân tạo nên những chiếc tráp lung linh đến vậy. Nếu bạn có mong muốn chính tay mình làm nên những tráp rồng phượng độc nhất vô nhị, đừng quên đăng ký khóa học của chúng tôi ngay nhé.
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.