Chia sẻ cách trồng nha đam đơn giản trẻ con cũng làm được

Nha đam là loại thần dược vô cùng quen thuộc với chị em phụ nữ với công dụng làm đẹp, nấu chè, giải nhiệt cơ thể. Và hôm nay chúng ta hãy cùng khám phá đặc điểm của cây nha đam và tìm hiểu cách trồng và chăm sóc nha đam đúng cách nhé.

Nguồn gốc và đặc điểm của nha đam

Nha đam, hay tên gọi khác là lô hội, long tu, có nguồn gốc từ Bắc Phi, là tên gọi chỉ các loại cây thân mọng nước, thuộc chi Lô Hội.

Nha đam thuộc loại cây lâu năm, nhưng kích thước nhỏ, không có thân hoặc có nhưng rất ngắn do thân đã hóa gỗ. 

Chia sẻ cách trồng nha đam đơn giản trẻ con cũng làm được
Nha đam hay còn được gọi là cây lô hội

Bộ phận chính của cây nha đam là phần lá. Các lá có hình dạng bẹ, chiều dài từ 30 đến 60cm, nha đam không có cuống lá, lá mọc vòng rất sát nhau, và tỏa đều ra các hướng, màu sắc từ xanh nhạt đến xanh đậm, tuổi của lá càng nhiều thì màu xanh càng đậm, càng nổi bật.  Bóc phần vỏ lá màu xanh bên ngoài ra, bạn có thể thấy phần thịt lá bên trong, rất mọng nước, không màu, có nhiều nhựa ở dạng dịch nhớt, và cấu tạo ở dạng khối, tảng. Mép lá có răng cưa thô như gai nhọn, mặt trên hơi lõm có nhiều chấm nhỏ màu nâu, hoặc đen. Lá nha đam cũng là bộ phận có chứa nhiều chất dinh dưỡng và giá trị kinh tế nhất.

Chia sẻ cách trồng nha đam đơn giản trẻ con cũng làm được
Cây nha đam hiện nay được trồng rất phổ biến ở nhiều nơi

Hoa nha đam mọc ra ở nách lá, cành hoa có thể dài đến 1m, 1 cành hoa có thể mang rất nhiều hoa mọc rũ xuống, với 6 cánh hoa dính nhau ở phần gốc, 6 nhị. Màu sắc phổ biến của nha đam là vàng nhạt hoặc vàng cam, thời gian để 1 cây nha đam ra hoa là rất lâu, có thể lên đến vài năm thậm chí là hơn, vì nha đam là loại cây lâu năm.

Công dụng đặc biệt của lô hội

Đầu tiên phải kể đến đó chính là công dụng làm đẹp đối với da và tóc. Phần nhựa dính của nha đam có tác dụng làm săn chắc, làm sáng và đều màu da. Đối với những người hay bị nổi mụn, bạn có thể kết hợp dùng nước cốt nha đam và mật ong, trộn đều, sau đó làm sạch vùng da bị lên mụn, rồi bôi trực tiếp hỗn hợp kia lên da. Lô hội và mật ong có đặc điểm rất lành tính, thường không gây kích ứng da, tuy nhiên nếu bạn có một làn da nhạy cảm, thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng nha đam để chữa mụn.

Chia sẻ cách trồng nha đam đơn giản trẻ con cũng làm được
Nha đam là một trong những nguyên liệu làm đẹp hiệu quả được chị em tin dùng

Nha đam có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng kích thích quá trình mọc tóc, phục hồi và làm tóc trở nên chắc khỏe. Phần thịt của nha đam sau khi được loại bỏ hết phần gel, có thể dùng làm món ăn tráng miệng rất hấp dẫn, hoặc chế biến thành các loại nước giải khát cho mùa hè như: sữa chua nha đam, chè nha đam,…có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể và kích thích hệ tiêu hóa làm việc ổn định và hiệu quả hơn.

Nha đam cũng có tác dụng làm giảm các cơn đau nhức xương khớp. Lá nha đam sau khi lột bỏ phần vỏ màu xanh, rửa sạch gel nhớt, phần thịt bên trong đem xay nhuyễn, bạn có thể bôi trực tiếp bôi lên vị trí bị viêm sưng, bởi nha đam có tác dụng làm  mát, và làm dịu đi những vết thương nhẹ ngoài da, kháng viêm và làm sưng hiệu quả.

Chia sẻ cách trồng nha đam đơn giản trẻ con cũng làm được
Công dụng của nha đam trong việc làm giảm đau nhức xương khớp

Đối với những chị em phụ nữ đang gặp vấn đề về rối loạn kinh nguyệt, cũng có thể xay nhuyễn phần thịt nha đam, khi đã loại bỏ phần vỏ xanh và nhớt, đem đun cùng với một chút đường, tạo thành dạng siro uống, dùng trước khi bắt đầu kì kinh nguyệt bắt đầu khoảng 1 tuần đến 10 ngày để cải thiện tình trạng trên.

Cách trồng nha đam đúng cách

Nha đam là loại cây có thể nhân giống từ những lá già, hoặc từ cây con. Bạn nên chọn những lá già, có kích thước lớn, nhìn chắc khỏe, đủ sức sống. Hoặc chọn những cây con đã có ít nhất 3-5 lá non, bề ngoài khỏe mạnh, để duy trì được những tính trạng tốt về sau.

Chia sẻ cách trồng nha đam đơn giản trẻ con cũng làm được
Cách trồng cây nha đam vô cùng đơn giản ai cũng làm được

Bước thứ hai, bạn nên chuẩn bị tốt các điều kiện về đất đai, về chế độ thoát nước thật kĩ càng. Nha đam có thể sống trong chậu hoặc sống trực tiếp ngoài vườn. Đất trồng nên được trộn cùng với phân hữu cơ, xơ dừa,…sau đó gom rồi ủ lại trong thời gian 15-20 ngày mới đem ra sử dụng. 

Khi trồng, bạn nên đặt cây con hoặc lá nhẹ nhàng, tránh làm gãy cành, hay dập nát lá, sau đó dùng tay vun nhẹ nhàng để lấp đất xung quanh khoảng 1 nửa lá hoặc cây con.

Sau đó, cần phải cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cũng như đặt cây ở nơi có ánh nắng chiếu vào vừa phải (đối với nha đam trồng trong chậu) hoặc tiến hành các biện pháp che chắn hợp lí (đối với nha đam trồng tự do ở vườn).

Thời điểm mới trồng, tùy vào điều kiện thời tiết khí hậu để tưới nước cho hợp lí, vào mùa nóng thì tưới 2 lần/ ngày, sau khi cây đã phát triển bình thường, số lần tưới nước có thể giảm đi, 2 ngày tưới 1 lần.

Cách chăm sóc cây nha đam như thế nào?

Nha đam ít khi bị sâu bệnh hại tấn công, mà chủ yếu hay gặp các bệnh về úng nước, ngập nước, nên bạn cần chú ý quan sát cây và lựa chọn chế độ thoát nước hợp lí cho cây.

Để tập trung dinh dưỡng cho cây mẹ, cũng cần phải tỉa bỏ, và tách những cây con ra một vị trí trồng khác, để tạo điều kiện phát triển nhất cho cây mẹ.

Sau 1 năm, bạn đã có thể thu hoạch được, quá trình thu hoạch cần thực hiện nhẹ nhàng và đúng kĩ thuật, để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của nha đam, tránh hiện tượng bị dập nát, bị gãy lá.

Nha đam rất dễ trồng và công dụng của chúng cũng thật tuyệt phải không nào. Vậy là hôm nay chúng ta đã khám phá thêm một loại cây rất thân thuộc với cuộc sống hàng ngày. Cùng theo dõi tinnhavuon.com để đón đọc những bài viết về nhiều loại cây nhé!

Xem thêm:

5/5 - (4 bình chọn)