Khoai tây từ xưa đã trở thành một món không thể thiếu trong mâm cơm mỗi gia đình Việt. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách trồng khoai tây đình cao giúp bạn đạt được năng suất cao không thể ngờ tới. cùng tin nhà vườn theo dõi nhé!
Đặc điểm tự nhiên của cây khoai tây
Khoai tây có cuống lá dài, khoảng 15-20cm, từ cuống, các lá mọc đối xứng sang 2 bên, và có 1 lá trên đỉnh cuống, giống như cà chua. Tùy từng giống mà hoa khoai tây sẽ có những màu sắc khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là màu trắng, hồng đỏ, xanh hoặc tím, phần nhụy hoa màu vàng. Khoai tây là loài thực vật có hình thức thụ phấn chéo, quá trình thụ phấn được thực hiện chủ yếu bởi các loại côn trùng.
Phần củ chính là do bộ phận thân biến thành. Tùy từng giống mà hình dạng của củ khoai tây sẽ khác nhau, có thể hình tròn, hình bầu dục,…Màu sắc của phần vỏ thường là màu vàng nhạt, hoặc có thể có ánh tím, trên bề mặt củ đôi khi cũng xuất hiện những đốm nâu đen. Khoai tây là loại củ đặc trưng bởi chúng có chứa những hốc mắt, phần hốc này thường có chứa độc tố, nhất là khi mầm nhú lên từ những chiếc hốc ấy. Vì vậy khi chế biến, bạn cần cạo sạch vỏ, và khoét hết những hốc ấy đi.
Khoai tây có những công dụng gì?
Khoai tây là một loại thực phẩm được sử dụng rất nhiều trong các món ăn hàng ngày, trên khắp thế giới. Từ khoai tây, có thể chế biến ra những món ăn vặt, món súp, hoặc món canh,…
Ngoài ra, khoai tây còn có tác dụng làm đẹp da, mặt nạ khoai tây được rất nhiều chị em phụ nữ tin dùng, bởi trong khoai tây có chứa rất nhiều vitamin A, C có thể làm sáng, làm đều màu da, kích thích quá trình sản sinh collagen, chống lão hóa da,…
Bên cạnh đó, vitamin A,C và các khoáng chất như photpho, canxi,…có trong khoai tây cũng giúp cho cơ thể bạn cảm thấy đỡ căng thẳng, mệt mỏi hơn, đồng thời kích thích quá trình sản xuất ra hormon hạnh phúc dopamine và serotonin,…làm cho cơ thể được thoải mái và thư giãn.
Mặt khác, trong khoai tây còn chứa các phân tử kháng khuẩn độc đáo, có thể điều trị được chứng viêm loét dạ dày và ợ nóng, Vì vậy bạn có thể bổ sung khoai tây vào khẩu phần ăn hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai tây đơn giản
Đầu tiên, chúng ta nên lựa chọn củ giống tại những địa chỉ uy tín, củ giống được chọn phải phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng từng vùng miền khác nhau. Lưu ý, nếu tiến hành trồng bằng củ, chỉ nên chọn những củ nhỏ, có độ trẻ về sinh lí nhất định.
Tiếp theo, là công đoạn chuẩn bị đất để trồng cây. Nên chọn loại đất thịt, hoặc đất tơi xốp, đất cát pha, phải tránh xa các nguồn đất, nước bị ô nhiễm. Thời điểm thích hợp để trồng là vụ đông xuân sớm (đầu tháng 10), vụ chính (giữa tháng 10 đến giữa tháng 11), vụ xuân (giữa tháng 12).
Cách trồng khoai tây từ củ đơn giản
Và hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách trồng Khoai Tây bằng việc cắt củ. Trước hết, phải làm sạch dụng cụ cắt là dao bằng cách hơ qua ngọn lửa đèn cồn, hoặc rửa qua nước sôi. Chú ý, sau mỗi lần cắt phải xử lí lại dao cẩn thận để tránh hiện tượng lây bệnh giữa củ này với củ kia.
Thực hiện phương pháp cắt dọc củ theo chiều dài của đỉnh với tiết diện miếng cắt là nhỏ nhất, để tránh những hao phí không đáng có. Tuân thủ tuyệt đối theo phương pháp cắt dính, nghĩa là miếng cắt không tách rời nhau hoàn toàn mà còn dính lại khoảng 2-3mm.
Cắt xong, phải úp ngay hai miếng cắt còn dính lại với nhau (như trước khi cắt) rồi xếp vào khay đựng hoặc rổ, rá và không được cho vào bao tải ẩm ướt. Củ giống không được cho tiếp xúc với bất kì loại hóa chất nào, và miếng cắt phải có ít nhất 2 mầm trở lên để đảm bảo khả năng nảy mầm.
Về phương pháp bảo quản các miếng cắt, điều kiện bảo quản lí tưởng nhất là từ 18-20 độ C, ở môi trưởng thoáng khí và sạch sẽ. Trước khi trồng 1-2 ngày nên tách hẳn miếng cắt ra làm đôi để miếng cắt lành hoàn toàn.
Khi trồng, rạch hàng trên mặt luống, rải toàn bộ phân chuồng hoai mục và lân vào rạch trộn đều với đất trong rạch. Đặt miếng bổ vào rạch, tuyệt đối không để mặt cắt của miếng bổ tiếp xúc trực tiếp với phân, đặt mầm hướng lên trên, rồi phủ kín mầm bằng 1 lớp đất dày từ 3 – 4 cm, sao cho mầm không bị hở.
Chăm sóc khoai tây như thế nào?
Trong quá trình trồng, nên cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây như: đạm, lân, kali,…đồng thời phải đảm bảo lượng nước tưới và độ ẩm cần thiết cho cây.
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ sâu nằm trong danh mục cho phép để phòng ngừa sâu bệnh cho khoai tây. Tuy nhiên việc sử dụng các chế phẩm sinh học từ tỏi, rượu,… được khuyến khích hơn bởi nó vừa không gây hại cho sức khỏe con người mà còn bảo vệ được môi trường sống.
Bạn đã nắm được những bí quyết để trồng khoai tây năng suất cao chưa. Hãy áp dụng ngay để thấy được hiệu quả của phương pháp trên nhé!
Xem thêm:
- Bí quyết trồng đậu vân nam sai quả năng suất cao
- Hướng dẫn cách trồng rau xà lách mơn mởn giữa mùa đông
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.