Húng lủi là một loại cây gia vị ăn kèm rất được ưa chuộng với người dân Việt Nam. Vậy Húng lủi ngoại trừ được để ăn kèm thì còn có tác dụng gì? Để làm rõ vấn đề trên chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé…
Nguồn gốc của húng lủi
Húng lủi với tên khoa học là Mentha crispa L hay có thể gọi bằng những cái tên quen thuộc khác như húng nhũi, húng lũi hoặc húng dũi hay húng Bạc Hà là những danh từ chung để chỉ cây rau thơm thuộc họ Hoa môi, nằm ở chi Bạc hà. Là giống cây có nguồn gốc xuất xứ từ châu Âu, Tây Bắc châu Phi và Tây Nam châu Á những nơi có khí hậu ẩm ướt, hài hòa, thích hợp cho cây phát triển.
Đặc điểm của Húng Bạc Hà
Khác với giống cây bạc hà, thân cây húng lủi có màu nâu tía, chia thành từng đốt khá ngắn khoảng 2 cm, rễ mọc và bò thành từng chùm dưới đất, thuận lợi cho việc hấp thụ các chất cần thiết cho cây, giúp cây phát triển nhanh hơn. Một nhánh thân cây húng lủi cao khoảng 4 – 5cm, có thể lan rộng ra nhiều cụm, nhiều nhánh, khi ngắt ngọn, nhánh mới sẽ hình thành từ các nách lá và phát triển cao lên.
Húng lủi có lá màu xanh, tương đối nhỏ, thuôn dài, bề mặt có các đường gân nổi lên rõ nét để dễ phân biệt với các loại rau thơm khác, mép lá húng lủi hình răng cưa, các lá mọc đối xứng nhau, có mùi thơm và vị cay nhè nhẹ. Bề rộng lá húng lủi khoảng 1 – 1,5cm và 1,5 – 2cm đối với cây được chăm sóc đầy đủ chất dinh dưỡng.
Cây húng lủi có mùi thơm rất đặc trưng, vị thanh mát, cay nhẹ, thường được dùng làm gia vị, ăn sống, giúp cho các món ăn thêm hương vị ngon và hấp dẫn, tạo nên phong phú và đa dạng cho ẩm thực.
Công dụng ít ai biết của cây rau húng nhũi
Công dụng đặc biệt nhất của húng lũi là tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Trong rau húng lủi rất giàu các hoạt chất giúp ngăn ngừa vi khuẩn, bảo vệ hệ tiêu hóa. Nếu một ngày nào đó bạn cảm thấy dạ dày không ổn, có một mẹo đơn giản giúp bản làm dịu cơn khó chịu bằng cách thưởng thức ly trà nóng cùng với một vài cọng húng lủi.
Rau húng lủi còn có khả năng ngăn ngừa căn bệnh ung thư bởi hoạt chất Perillyl trong rau, giúp đề phòng căn bệnh ung thư ở các cơ quan như ruột, phổi.
Húng lủi chính là một sự lựa chọn tuyệt vời cho các chị em trong công cuộc làm đẹp. Với vitamin trong rau húng đóng vai trò như một chất oxy, kháng viêm, kháng khuẩn, giúp làm sạch và dưỡng da rất tốt. Vì vậy, đừng lo lắng khi da bạn bị nổi mụn thâm sạm, hãy dùng nước mép rau húng để rửa mặt hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện làn da một cách rõ rệt.
Ngoài công dụng làm sáng da, ngăn ngừa mụn, húng lủi còn giúp điều trị nám, làm giảm quầng thâm mắt. Khi kết hợp giữa húng lủi xay nhuyễn và bột nghệ, sẽ giúp các vết nám, thâm quầng trên khuôn mặt biến mất bớt các chất có trong bột nghệ cùng với húng lủi sẽ thẩm thấu vào da.
Húng lủi còn rất hữu ích trong việc giải cảm, điều trị hen suyễn, bảo vệ răng miệng và trị bệnh viêm họng một cách hiệu quả. Nếu bạn bị cảm hay hen suyễn, dùng lá húng lủi kết hợp với các loại rau thơm khác để xông hơi để giải cảm, làm sạch đường dẫn khí của phổi.
Là một vị thuốc hiệu quả trong việc điều trị viêm họng, chỉ với một vài cọng húng lủi đem rửa sạch, thái nhỏ rồi đem hấp, sau đó ngậm. Tình trạng bệnh sẽ được cải thiện sau 3 – 5 ngày.
Cách trồng và chăm sóc húng lủi đúng cách
Không khó để có thể gieo trồng húng lủi, có 2 cách trồng chính là gieo hạt và trồng cây con.
Bạn có thể gieo hạt cây húng lủi rất dễ dàng trên bất kỳ loại đất trồng nào. Trước tiên, bạn nên chuẩn bị đất trồng, một khu đất trống hoặc có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn nếu như không có đất vườn để trồng cây. Sau đó, làm ẩm đất, tạo độ xốp cho đất bằng cách trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, vỏ trấu, xơ dừa hoặc mùn hữu cơ,…rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày để có thể xử lý những mầm bệnh ở đất.
Khi đã có đất để trồng cây, công việc tiếp theo là gieo hạt, rải đều các hạt trên khu đất đã chuẩn bị. Đối với cách trồng bằng cây con, sau khi đã chuẩn bị đất, chọn giống cây từ những cây mẹ to khỏe, không sâu bệnh, sau đó cắt đoạn từ 10 – 15 cm, ghim vào đất, nghiêng một góc 30 độ so với mặt đất. Sau đó, tưới nhẹ các gốc cây đã được trồng, để chậu nơi thoáng mát, có bóng râm và đảm bảo thùng chứa đất có độ thoát nước tốt khi trồng trong thùng xốp thay vì trên đất vườn.
Sau khi trồng xong cần phải chăm sóc cẩn thận để đảm bảo cây có thể phát triển tốt. Vào mùa khô, luôn luôn giữ đất ẩm bằng cách tưới nước cho rau húng lủi 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tuy nhiên cũng phải đảm bảo xông tác thoát nước tốt vào mùa mưa để tránh cây bị úng, dẫn đến thâm đen thân và lá rồi chết dần. về cách chăm bón cho cây, từ 20 – 3 ngày sẽ bón phân cho cây một lần.
Sau khi rau đã phát triển tươi tốt, có thể thu hoạch. Dùng kéo cắt hoặc dao sắc cắt và để chừa gốc cách mặt đất 3 – 4 cm.
Húng Lủi không dễ ăn đối với những người ăn lần đầu. Tuy nhiên, khi biết ăn loại rau thơm này thì bạn sẽ nghiện luôn đấy. Hãy trồng ngay những chậu húng trong vườn nhà mình để thêm hương vị cho bữa cơm hàng ngày bạn nhé!
Xem thêm:
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.