Từ lâu mọi người đã trồng hoa quanh nhà để trang trí cho ngôi nhà đẹp hơn. Tuy nhiên một số loài hoa đẹp lại có chứa độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình nhà bạn, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng nữa. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem chúng là những loại hoa nào và ảnh hưởng của chúng thế nào nhé.
Hoa đỗ quyên hấp thụ chất độc trong không khí
Hoa đỗ quyên là hoa có sức sinh trưởng tốt, hoa thường có màu trắng nở rất đẹp, thường được trồng quanh nhà để trang trí, ngoài ra chúng còn có thể, hấp thụ một số chất độc hại có trong không khí như lưu huỳnh đioxit, các chất phóng xạ và độc hại, giúp làm sạch không khí. Bản thân hoa đỗ quyên có thể hấp thụ những chất ấy là bởi bên trong hoa đỗ quyên cũng chứa chất độc, nếu chẳng may hấp thụ phải sẽ khiến người đó chóng mặt, khó thở, buồn nôn. Nên cẩn trọng trồng hoa này nếu trong nhà có người già và trẻ nhỏ.
Hoa ngũ sắc có độc gì ?
Hoa ngũ sắc còn có tên gọi khác là thơm ổi, thường mọc dại ở nhiều nơi, có nhiều người trồng để làm cảnh bởi màu sắc đẹp và cho hoa quanh năm, hoa có nhiều màu rực rỡ như cam, vàng, đỏ, hồng, …mọc thành chùm hình cầu giống hoa cẩm tú cầu vậy. Hoa ngũ sắc chứa độc có thể gây bỏng ruột nếu nuốt phải, nặng hơn có thể làm giãn cơ và rối loạn tuần hoàn máu.
Hoa cẩm tú cầu có độc không?
Hoa cẩm tú cầu có hình dạng đặc biệt, các bông hoa nhỏ mọc thành hình cầu, tạo nên các quả bóng hoa tuyệt đẹp.Hoa có rất nhiều màu sắc sặc sỡ như trắng, xanh, hồng, tím rất đẹp. Ngoài vẻ đẹp quyến rũ của chúng là ẩn chứa các chất kịch độc. Lá và củ của cây chứa độc tố, nếu mà nuốt phải sẽ bị tiêu chảy, nôn mửa, nguy kịch hơn còn có thể hôn mê, co giật và rối loạn tuần hoàn máu. Trong lịch sử, nữ hoàng Cleopatra đã ép người hầu tự tử bằng cách nuốt lá hoa cẩm tú cầu.
Hoa loa kèn – loại hoa có độc ít ai ngờ tới
Hoa loa kèn có hình dạng giống chiếc kèn, có màu trắng hoặc vàng, hoa này có xuất xứ từ Colombia. Tuy có hình dạng độc đáo và màu sắc đẹp, nhưng trên các bộ phận của cây đều chứa các độc tố. Mùi hương của hoa loa kèn có chứa chất gây ảo giác, chỉ cần hít một chút có thể khiến cơ thể rơi vào trạng thái vô thức, không khống chế được hành vi, nói nhảm. Chúng thường được những tên tội phạm sử dụng để điều chế chất gây ảo giác, chất gây mê,…
Độc trong hoa dạ hương như nào?
Hoa dạ hương là một loài hoa quen thuộc, hoa nhỏ màu trắng, mùi thơm dịu, nhiều gia đình thường trồng bụi nhỏ trước nhà, vừa có mùi thơm còn xua đuổi được muỗi. Nhưng mùi hương dạ hương lài không hề tốt cho cơ thể chút nào, nếu tiếp xúc quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, mùi hoa dạ hương có thể gây kích thích làm tim đập nhanh hơn, khiến cho người bị bệnh tim tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu tiếp xúc nhiều trong thời gian dài, còn khiến cho tóc rụng nhanh và nhiều.
Hoa tử đằng có độc tố không
Hoa tử đằng hay còn gọi là hoa đậu tía, chúng có màu tím đặc trưng, mọc thành chùm, thường được trồng để làm cảnh. Hoa tử đằng có mùi thơm tươi mát nên được nhiều người yêu thích, các bộ phận trên cây hoa đều không có độc trừ phần hạt của chúng. Nếu ăn phải hạt tử đằng sẽ bị chuột rút, nôn mửa, hôn mê, vì vậy cần tránh trồng chúng ở nơi cao, hoặc khu vực ăn uống trong gia đình.
Hoa trúc đào có an toàn không?
Hoa trúc đào là một loài hoa thường thấy, sinh trưởng tốt, thường được trồng ở các khu vực công công như công viên, khu vui chơi,… Loài hoa này được trồng để làm cảnh nhưng chúng cũng chứa các nguy hiểm tiềm ẩn mà chúng ta cần cẩn thận. Tất cả các bộ phận của cây đều chứa một loại chất tên là Oleandrin và Neriin gây hại lớn tới hệ tim mạch. Tùy người mà chỉ cần chạm, hoặc nuốt chúng sẽ có các biểu hiện như nôn mửa, rối loạn nhịp tim, hôn mê. Nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.
Hoa thụy hương – một trong những loài hoa có độc tính mạnh
Hoa thụy hương có nguồn gốc từ Châu Âu, đã du nhập vào Việt Nam được vài năm, trở nên ưa chuộng bởi màu sắc đẹp đẽ của chúng, được trồng nhiều trong các khuôn viên, biệt thự. Hoa thụy hương được đánh giá là một loại thực vật có độc tính cao, phần lá và quả của cúng chứa chất độc có thể gây ói mửa, xuất huyết bên trong, hôn mê, nạn nhân nếu ăn phải mà không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Muồng hoàng yến nếu ăn phải có thể bị ngộ độc
Hoa muồng hoàng yến hay bọ cạp vàng, hoa Osaka, chúng nở thành chùm màu vàng rất đẹp. Hoa muồng hoàng yến thường nở vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9, chỉ cần cơn gió là có một cơn mưa hoa. Đẹp là thế nhưng các bộ phận của muồng hoàng yến đều chứa độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc, nôn thốc nôn tháo. Chất độc không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đến đường ruột, tuy nhiên vẫn nên cẩn thận với loại hoa này.
Hoa thủy tiên có độc không?
Hoa thủy tiên là loài hoa có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, có một số nơi của Trung Á và Trung Quốc cũng có loại hoa này. Hoa thủy tiên có cánh màu trắng và phần nhụy vàng, có mùi thơm dịu mát, thích hợp bày biện trang trí trong nhà. Phần cánh hoa thủy tiên chứa loại chất độc khiến người ăn phải bị tê liệt, trên da xuất hiện các vết phát ban và lở loét, không ảnh hướng đến tính mạng nhưng khiến da tổn thương khó hồi phục.
Trên đây là những loài hoa có độc khi bạn ăn/ nuốt phải chúng chứ bạn vẫn có thể trồng và ngắm chúng bình thường nhé!
Xem thêm:
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.