Kết tráp rồng phượng là một trong những công đoạn quan trọng trong hôn lễ của người Việt Nam. Thông thường bạn sẽ thấy, trong bất kì một cuộc hôn lễ tươm tất nào, nhà trai đều phải chuẩn bị lễ tráp vô cùng cẩn thận và đẹp đẽ. Việc làm này có ý nghĩa sâu sắc mà không phải ai có biết được. Hãy cùng Tin nhà vườn tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tráp rồng phượng – nguồn gốc và ý nghĩa
Trong văn hóa Trung Hoa và Việt Nam cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, rồng và phượng là hai biểu tượng thiêng liêng trong cuộc sống. Đây là con vật biểu trưng cho sự cao quý, quyền lực, đẹp đẽ và thịnh vượng. Từ thời phong kiến, rồng và phượng đã luôn được mang ra để ví von với sự cao quý của hoàng gia.
Một cách cụ thể, rồng đại diện cho phái mạnh, sự mạnh mẽ, cao quý và quyền lực nên thường đại diện cho Vua chúa thời xưa. Trong đám cưới, rồng sẽ đại diện cho chú rể – một người mạnh mẽ đủ để bảo vệ cho cô dâu của mình. Còn phượng, thường được ví von với vẻ đẹp của các mỹ nữ, hoàng phi ở trong cung ngày xưa. Không chỉ vậy, phượng chính là đại diện cho mẫu phụ nữ vừa đẹp người mà còn vô cùng có khí chất. Phượng chính là đại diện cho cô dâu trong ngày cưới.
Ngoài ra, rồng và phượng còn được biết đến như là biểu tượng của sự thịnh vượng và sum vầy. Hẳn nhiên, trong mỗi cuộc hôn nhân người ta đều mong mỏi về sự phát triển của tình yêu đôi lứa, xây dựng một cuộc sống mới, một gia đình mới. Sự thịnh vượng ở đây, có thể là về tình yêu thêm thăng hoa, nảy nở, gia đình sớm có thêm thành viên mới. Mối quan hệ càng trở nên khăng khít, gắn bó và sum vầy hơn.
Bên cạnh đó, bộ tráp này còn mang đến sự may mắn cho gia chủ cũng như cô dâu chú rể trong lễ thành hôn và khiến cho mọi người cảm thấy vui vẻ hơn nữa.
Những nguyên liệu chính dùng để kết tráp rồng phượng là gì?
Trong đám hỏi truyền thống của người Việt, số tráp đúng theo yêu cầu thường là 5 hoặc là 7. Những tráp xinh xắn này có thể được làm từ hoa, hoặc các loại củ quả. Đối với tráp rồng phượng thì trầu cau và các loại quả là lựa chọn hàng đầu.
Thành phần để có thể tạo nên một bộ tráp ưng ý đó là: 5 loại hoa quả, hay còn gọi là ngũ quả và những chiếc lá dứa (hay những loại lá có hình tương tự) để tạo hình. Tùy theo yêu cầu của chủ nhà mà các loại ngũ quả sẽ khác nhau. Lá dứa sẽ được dùng để làm thân và cánh của rồng và phượng.
Ngoài ra, quả cau sẽ được điểm xuyết vào các bộ phận trên thân của con vật tạo nên sự hài hòa tươi mới.
Những nguyên liệu này đều vô cùng phổ biến và dễ tìm ở Việt Nam chúng ta phải không nào. Từ những nguyên liệu tách rời và có vẻ không ăn khớp gì với nhau, nhờ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân mà biến hình vô cùng lộng lẫy.
Bên cạnh đó, bởi vì kích thước của tráp rồng phượng là không quá nghiêm ngặt, vì thế nên các gia chủ có thể chọn nguyên liệu sao cho phù hợp với tráp mình mong muốn. Bởi vì kích thước to nhỏ khác nhau sẽ cần những số lượng lá dứa và hoa quả khác nhau, nhưng bạn yên tâm chắc chắn các nghệ nhân kết tráp sẽ hỏi kỹ càng trước khi tiến hành làm.
Hiện nay phong tục bê tráp và làm tráp trong đám hỏi, đám cưới của nước ta không những được lưu giữ một cách tốt đẹp mà còn được phát triển lên tầm cao mới. Các hình hài và nguyên liệu làm tráp của thay đổi để phù hợp với nhu cầu người đặt hơn. Hình rồng phượng cũng vì thế mà ngày càng bắt mắt hơn.
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.