Quả nhàu thuộc họ Cà phê, xuất hiện ở khắp các tỉnh miền Nam và miền Trung của Việt Nam. Theo khoa học chứng minh, các bộ phận của cây nhàu có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh về tiêu hóa, hệ thần kinh,…Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về loài cây này.
Tìm hiểu về cây nhàu
Là loại cây có thân cây nhàu màu nâu xám, cao 4 – 8m. Cành non, mập, có màu xanh.
Lá hình bầu dục dài 12 – 30cm, rộng 6 – 15cm, mọc đối nhau, có màu xanh bóng đậm hơn phía dưới. Gân lá nổi rõ gân chính, gân phụ trên bề mặt, cuống lá dài khoảng 1 – 2cm. Hoa nhàu có trắng ngà, nhỏ, mọc trên đầu của quả. Cây ra hoa quanh năm, nở rộ nhất vào tháng 11 đến tháng 2 và cho ra quả vào tháng 3 đến tháng 5.
Quả còn non có màu xanh, dài khoảng 5 – 7cm, rộng 3 – 4cm. Khi chín quả có màu vàng, trên bề mặt có các đĩa mật, mùi khai, có nhiều quả hạch nhỏ dính vào nhau. Hạt có hình bầu dục, màu nâu đen ở đầu.
Những công dụng đa dạng của cây nhàu cực hay
Công dụng thần kỳ của trái nhàu ngâm rượu
Tăng cường hệ miễn dịch: Khi trái nhàu được ngâm trong rượu sẽ sản sinh ra tế bào Lympho T, đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
Có lợi cho xương khớp: Rượu nhàu rất tốt cho các bệnh về xương khớp, giúp các cơn đau nhức, sưng tấy, tê bì được thuyên giảm nhờ chất Scopoletin có trong trái nhàu giúp điều hòa mức độ hoạt động của các yếu tố trong mô mạch máu. Ngoài ra, có thể sử dụng rượu ngâm từ trái nhàu để xoa bóp các vị trí đau nhức.
Tăng cường chức năng tiêu hóa: Vị chua của quả nhàu kết hợp với rượu rất thích hợp trong việc kích thích hệ tiêu hóa, tăng khả năng co bóp của đường ruột để hấp thụ dưỡng chất và thải chất tốt hơn. Đặc biệt, nhàu còn rất có tác dụng tỏng việc giải độc gan, thanh nhiệt, hỗ trợ cho quá trình tiết dịch tại dạ dày.
Ngăn ngừa hen suyễn: Nước cốt từ trái nhàu giúp ích cho người bị hen suyễn bớt cơn hen, phòng ngừa các tác nhân gây dị ứng cho người bệnh hen.
Tác dụng của quả nhàu khô
Giúp ích cho quá trình chống oxy hóa và ngăn ngừa các tác nhân ung thư: Một số chất có trong quả nhàu khô rất thích hợp cho việc ngăn cản quá trình liên kết DNA gây ra ung thư, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư: gan, phổi, thận.
Cải thiện tình trạng nghiêm trọng của bệnh gout: Quả nhàu khô có tác dụng đào thải axit uric dư ra khỏi cơ thể, ngăn cản sự tái phát của bệnh, giảm thiểu ảnh hưởng xấu từ bệnh tới xương khớp.
Thải độc ra khỏi cơ thể: Nước uống sắc từ quả nhàu khô là một phương thuốc hiệu quả để loại bỏ những chất độc có trong gan và làm giảm độc tố trong cơ thể.
Chống viêm: Các kháng khuẩn của scopoletin, morindine, axit uric có trong quả nhàu giúp cho cơn đau được xoa dịu, đồng thời ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm.
Giảm căng thẳng mệt mỏi: Nước trái nhàu khô sẽ giúp cho các căng thẳng, mệt mỏi, stress được giảm bớt, làm tinh thần được sảng khoái.
Hỗ trợ giảm cân: Trái nhàu có tác dụng làm sạch đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa, giảm căng thẳng mệt mỏi, giàu chất xơ nên mang lại cảm giác no lâu. Chính vì vậy mà quả nhàu rất hữu ích trong việc hỗ trợ giảm cân.
Chữa mụn cóc: Trong trái nhàu có chứa các chất có thành phầng khoáng, giúp giải độc cho cơ thể, vì thế mà người ta thường dùng bột trái nhàu để đắp lên các vết mụn cóc nhằm giải hết các độc tố trong các vết mụn.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Nước nấu từ trái nhàu khô có tác dụng làm giảm các cholesterol xấu trong cơ thể, giúp cho mạch máu hoạt động thông thoáng, ngăn cản các bệnh về tim mạch: nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
Chống lão hóa, làm đẹp da: Có thể sử dụng trái nhàu khô để nấu nước uống hoặc nghiền lấy bột làm mặt nạ đắp mặt. Trái nhàu rất tốt cho việc cải thiện làn da, chống lão hóa.
Tác dụng của rễ cây nhàu ít ai biết
Giúp ổn định huyết áp: Những dược tính từ dễ nhàu giúp cho việc cải thiện hoạt động của hệ tim mạch, giảm tình trạng mỡ máu, tránh các cơn nhồi máu, huyết áp thay đổi đột ngột do những căng thẳng, mệt mỏi gây ra.
Điều hòa kinh nguyệt: Rễ nhàu giúp cho các cơn đau bụng kinh được giảm thiểu, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, phòng các bệnh về buồng trứng, cổ tử cung.
Điều trị tiểu đường: Rễ nhàu giúp cho các chất độc, cặn bẽ được loại bỏ khỏi cơ thể, giảm lượng đường quá mức cho phép ở trong máu, bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể, tăng khả năng hoạt động của các enzym trong việc chuyển hóa đường.
Cách sử dụng trái nhàu đúng cách
Quả nhàu tươi: Nhàu tươi đem rửa sạch, gọt vỏ và có thể ăn trực tiếp với muối hoặc nướng chín để ăn. Bên cạnh đó, dùng nhàu tươi để ép lấy nước uống.
Đun nước uống: Sau khi thu hoạch nhàu tươi, để bảo quản được lâu, đem nhàu đi phơi hoặc sấy khô. Rửa sạch trái nhàu, để ráo nước, bổ đôi hoặc tháo miếng sau đó đem phơi, sấy khô. Bảo quản trong túi nilong, bọc kỹ. Khi sử dụng, bỏ quả nhàu khô đã cắt miếng nhỏ vào ấm, sau đó đổ nước sôi và đợi 2 – 3 phút rồi dùng.
Ngâm rượu: Bỏ trái nhàu khô vào bình rồi sau đó đổ rượu vào ngâm. Ngoài ra bạn có thể sử dụng rễ nhàu để ngâm rượu. Cách làm tương tự như quả nhàu.
Ngâm đường: Đối với những bạn có sở thích về đồ ngọt thì có thể dùng trái nhàu khô để ngâm đường. Sau khoảng 3 tuần đến 1 tháng có thể đem ra sử dụng.
Trên đây là những công dụng tuyệt vời mà trái nhàu đem lại cho sức khỏe. Hy vọng rằng với những thông tin bổ ích về loài quả này sẽ đem lại cho các bạn những sự lựa chọn tốt nhất trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Xem thêm:
- Ngỡ ngàng trước công dụng hay của cây bồ công anh
- Loài cỏ dại nhưng đông y cũng phải dùng vì nó quá tốt: cây chó đẻ
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.