Cây diệp hạ châu (cây chó đẻ) có những công dụng nào?

Nếu bạn là người quan tâm đến những loại dược liệu quý trong Đông y, thì nhất định phải biết đến diệp hạ châu, bởi chúng được trồng phổ biến và có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho các bạn những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời nhất của cây diệp hạ châu.

Tìm hiểu chung về cây diệp hạ châu

Có thể bạn đã từng thấy cây diệp hạ châu rồi, nhiều là đằng khác nhưng lại không biết nó tên là gì. Ở nhiều vùng quê, cây diệp hạ châu mọc hoang dại khắp nơi và được gọi với cái tên phổ biến hơn là cây chó đẻ hay cây chó đẻ răng cưa.

Cây diệp hạ châu (cây chó đẻ) có những công dụng nào?
Cây diệp hạ châu mọc hoang rất phổ biến ở mọi nơi

Diệp hạ châu là cây thân thảo, sống hàng năm hay sống dai, chiều cao 30-60cm. Thân nhẵn, cứng. Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt. Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn. Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai.

Cây diệp hạ châu (cây chó đẻ) có những công dụng nào?
Cách nhận biết cây diệp hạ châu dễ dàng

9 tác dụng chính của diệp hạ châu:

  • Hỗ trợ điều trị viêm gan:

Cây diệp hạ châu (cây chó đẻ) có những công dụng nào?
Trà diệp hạ châu giúp hỗ trợ điều trị bệnh gan cực hiệu quả

Trong diệp hạ châu, thành phần hypophyllathin và triacontanal không chỉ có tác dụng chống viêm gan, mà còn hoạt động như 1 loại kháng thể chống lại những yếu tố lây truyền trong máu của virus viêm gan B (sinh kháng thể bề mặt của viêm gan B) đã mất đi. Ngoài ra chúng còn hỗ trợ các chức năng gan, cải thiện sức khỏe gan.

  • Tác dụng trên hệ thống miễn dịch

Tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV. Hoạt chất trong diệp hạ châu, có khả năng bảo vệ hệ thống miễn dịch, đồng thời cũng kìm hãm sự phát triển của những loại virut độc hại,  muốn xâm nhập phá hủy hệ thống miễn dịch này.

  • Tác dụng giải độc, loại bỏ các chất gây hại ra khỏi cơ thể

Sử dụng các loại nước sắc từ diệp hạ châu kết hợp cùng các loại dược liệu khác, có chức năng làm mát gan, thải độc, tăng cường chức năng gan, tránh khỏi những tổn thương gan do thường xuyên tiếp xúc với bia rượu, các hóa chất độc hại,…

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa

Diệp hạ châu có khả năng kích thích ăn ngon miệng, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và ổn định hơn, giảm các triệu chứng táo bón, kiết lị ,…

  • Ngăn ngừa và điều trị một số triệu chứng của bệnh đường hô hấp

Bài thuốc đông y hướng dẫn sử dụng Diệp hạ châu để trị các triệu chứng như: ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao,…

Trong diệp hạ châu có chứa các chất kháng viêm, giảm đau, sát khuẩn có tác dụng làm sạch họng, giảm đờm,… nên việc kết hợp sử dụng diệp hạ châu cùng các dược liệu khác, cũng làm tăng hiệu quả trị bệnh.

  • Tác dụng kháng viêm, giảm đau

Hoạt chất Phyllanthus có trong Diệp hạ châu có tác dụng giảm đau tốt hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Nên diệp hạ châu được sử dụng nhiều trong việc chữa lành và làm giảm sưng đau các vết thương ngoài da, hoặc các chấn thương do vận động mạnh.

  • Tác dụng lợi tiểu, kích thích hệ bài tiết làm việc ổn định và hiệu quả hơn

Đông y Việt Nam từ lâu đã sử dụng Diệp hạ châu như một bài thuốc quý, có tác dụng làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng, làm giảm các triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhiều lần,…đồng thời cũng có khả năng hỗ trợ hệ bài tiết hoạt động

  • Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi mật

Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng một alkaloid có trong Diệp hạ châu (phyllanthoides) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã dựa vào đặc điểm này để điều chế ra thuốc trị bệnh sỏi thận, sỏi mật từ các thành phần của cây dược liệu diệp hạ châu.

  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng

Sử dụng nước sắc từ diệp hạ châu, có tác dụng làm giảm đáng kể lượng đường huyết, đồng thời có chức năng hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm do bệnh này gây ra.

Sử dụng diệp hạ châu cùng với các dược liệu khác để nâng cao hiệu quả trị bệnh.

Tác dụng phụ và một số tác hại không mong muốn của diệp hạ châu:

Giảm khả năng thụ thai.

Gây nguy hại cho những người bệnh huyết áp thấp.

Dùng cây chó đẻ không đúng cách có thể gây hại cho gan và nhiều cơ quan nội tạng khác.

Sử dụng trong thời gian dài gây ra các biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, hoa mắt, chóng mặt,…

Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng diệp hạ châu, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc của các chuyên gia, để sử dụng đúng, an toàn và nâng cao hiệu quả trị bệnh.

Bài thuốc chữa trị bệnh từ diệp hạ châu:

Công thức giải độc gan, làm giảm mụn nhọt, mẩn ngứa:

Nguyên liệu: cây chó đẻ, ké đầu ngựa mỗi vị 12g; bồ công anh, lá dâu, thổ phục linh mỗi vị 15g. Rửa sạch các nguyên liệu, rồi dùng sắc uống hết trong ngày, chia uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

Công thức chữa táo bón:

Cây diệp hạ châu (cây chó đẻ) có những công dụng nào?
Diệp hạ châu khô được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc hay

Dùng 40g cây chó đẻ khô. Đem rửa sạch, để ráo rồi sắc cùng 1 lít nước, đun khoảng 45-60 phút, đến khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp, chia đều uống trong ngày, kiên trì sử dụng để đem lại hiệu quả chữa bệnh.

Công thức trị bệnh vàng da:

Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: 40g cây chó đẻ, 20g mã đề, dành dành, nhân trần, hạ khô thảo mỗi vị 12g. Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi đem sắc uống trong ngày.

Từ nguồn nguyên liệu diệp hạ châu tươi, ta có thể chế biến chúng thành các dạng như:

Diệp hạ châu dạng bột, dạng viên nén, dạng trà và dạng cao để dùng.

Diệp hạ châu tuy tốt nhưng khi dùng chúng ta cần sử dụng đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những hậu quả không mong muốn nhé. Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về công dụng của diệp hạ châu và cách dùng mang lại hiệu quả cao nhất!

Xem thêm:

5/5 - (3 bình chọn)