Hoa hòe: những công dụng và cách sử dụng đúng cách, hiệu quả

Cây hòe là cây thuộc họ Đậu, sống ở vùng Đông Á. Chính bởi những công dụng tuyệt vời trong việc điều trị các chứng bệnh về tim mạch, tiểu đường nên cây hòe được trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Vậy những tác dụng của hoa hòe là gì, cách sử dụng thế nào cho hiệu quả nhất, cùng tinnhavuon tìm hiểu ngay nhé!

Cây hoa hòe trông như thế nào?

Hoa hòe: những công dụng và cách sử dụng đúng cách, hiệu quả
Cây hoa hòe là cây thân gỗ lớn phổ biến ở nhiều nơi

Cây hoa hòe thuộc nhóm thân gỗ. Chiều cao của một cây hòe trưởng thành đạt khoảng 15m. Lá hòe có dạng lá kép lông chim, chia thành 9 – 13 lá chét nhỏ, hình trứng, nhọn dần về phía đỉnh lá và mọc đối xứng nhau.

Hoa hòe: những công dụng và cách sử dụng đúng cách, hiệu quả
Hoa hòe mọc thành từng chùm màu trắng nhìn rất đẹp mắt

Nụ hoa hòe hình trứng, dài khoảng 3 – 6mm, có màu xám, nhọn ở phía đầu. Các tràng hoa giống như những cánh bườm trắng ngà, đài hoa màu xanh, hình chuông. Quả hòe có vỏ dày, màu xanh, thắt lại giữa hai hạt.

Hoa hòe: những công dụng và cách sử dụng đúng cách, hiệu quả
Quả hòe nhìn rất độc và lạ
Hoa hòe: những công dụng và cách sử dụng đúng cách, hiệu quả
Cây hoa hòe giống hiện nay được bán rất nhiều ở các trại ươm giống cây trồng

Những tác dụng của hoa hòe bạn nên biết

Hỗ trợ chữa bệnh trĩ: Trong hoa hòe có chứa các hoạt chất troxerutin giúp cho việc vận mạch và oxymatrine làm giảm sưng các mạch máu suy yếu, góp phần cải thiện việc giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả. 

Cải thiện bệnh suy yếu tim: Hoa hòe có chứa các hoạt chất rutin, oxymatrine giúp cải thiện chức năng tim, ổn định nhịp tim, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp bạn phòng ngừa được những bệnh nguy hiểm như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

Hoa hòe: những công dụng và cách sử dụng đúng cách, hiệu quả
Sử dụng hoa hòe rất tốt cho hệ tuần hoàn

Giúp ổn định huyết áp: Với các hoạt chất thuộc nhóm vitamin P có trong hoa hòe giúp tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm bền thành mạch, giảm huyết áp và các biến chứng từ huyết áp cao.

Có ích trong quá trình điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch: Các hoạt chất rutin có trong hoa hòe có tác dụng tăng cường độ bền các mao mạch, giảm tính thẩm thấu, giúp cầm máu hiệu quả khi bị chảy máu cam, đại tiện ra máu,…

Trị bệnh viêm khớp: Nhờ các hoạt chất oxymatine trong hoa hòe có tác dụng điều trị bệnh rối loạn thấp khớp, cải thiện tình trạng viêm, sưng do sự mòn đi của các sụn và sự cọ sát của các xương dưới sụn khi vận động.

Đảm bảo giấc ngủ: Hoa hòe có tính thanh nhiệt, giúp an thần, đồng thời có tác dụng cải thiện giấc ngủ, hạn chế tình trạng căng thẳng, giúp người bệnh có được giấc ngủ sâu và ngon giấc. Bên cạnh đó, sử dụng trà từ hoa hòe, cũng có tác dụng kích thích hưng phấn, tạo cảm giác thoải mái, tăng sản sinh các hoormon tích cực cho cơ thể như dopamine, serotonin, để lấy lại tinh thần sau những giờ làm việc căng thẳng.

Hoa hòe: những công dụng và cách sử dụng đúng cách, hiệu quả
Nếu bạn bị mất ngủ, hãy thử sử dụng trà hoa hòe xem sao nhé!

Có tác dụng giảm cân hiệu quả: Hoa hòe có tác dụng kiểm soát sự trao đổi chất trong cơ thể, giảm cân hiệu quả, giảm lượng mỡ trong máu, tiêu hóa tốt, hạn chế hấp thu chất béo. 

Chữa rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ: Với tác dụng cầm máu, an thần, hoa hòe rất hữu ích trong việc điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ do những thay đổi về nội tiết tố, chết độ sinh hoạt không đều, cải thiện tình trạng đau bụng kinh, rong kinh,…

Bảo vệ chân răng không bị chảy máu: Hoa hòe khô giúp chân răng chắc khỏe hơn, bổ sung các dưỡng chất, vitamin C, K có lợi cho sức khỏe răng miệng.

Lưu ý khi sử dụng hoa hòe

Những người có triệu chứng đau bụng, chậm tiêu, đại tiện ra phân lỏng phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng hoa hòe.

Dễ gây choáng váng, chóng mặt cho người huyết áp thấp.

Trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai không nên sử dụng.

Sử dụng hoa hòe đúng cách

Thông thường người ta thường dùng nụ hòe tươi đem phơi hoặc sấy khô để làm thuốc trị bệnh. Nước hoa hòe có vị thanh mát, thơm ngon nên rất thích hợp để làm trà giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, giải độc, rất tốt cho những trường hợp thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá và những chất kích thích,…

Cách làm hoa hòe khô: Thu hoạch hoa hòe khi chùm hoa đã to, nụ bằng hạt gạo để có thể đạt năng suất cao. Loại bỏ sạch lá và cọng bằng cách vò lấy nụ hoa. Sao nụ hoa cho đến khi có mùi thơm và chuyển sang màu xanh. Phơi nụ hòe đã sao cho khô giòn. 

Cách pha trà hoa hòe: Cho 20 gram nụ hòe khô vào ấm trà. Đổ nước sôi tráng qua nụ hòe để loại bỏ tạp chất trong 15 giây sau đó cho nước sôi vào ấm lần 2, đậy nắp kín trong 5 phút đến khi nụ hòe chìm hết xuống đáy ấm. Trong hoa hòe chưa nhiều tinh chất, vì vậy mà nên hãm trà khoảng 2 – 3 lần để có thể tận dụng tối đa các chất chứa của nó. 

Hy vọng rằng những thông tin bổ ích trên đã bật mí cho các bạn những công dụng tuyệt vời nhất mà hoa hòe mang lại cho sức khỏe và biết cách sử dụng chúng hiệu quả.

Xem thêm:

5/5 - (4 bình chọn)