Cây bồ công anh – loại cỏ đẩy lùi viêm loét dạ dày hiệu quả không ngờ

Bồ công anh từ lâu đã được biết đến như một loài hoa mọc dại ven đường, nhưng ít ai biết được chúng cũng là một vị thuốc dân gian có thể dùng để chữa bệnh cực hay. Hãy cùng tinnhavuon khám phá những công dụng tuyệt vời của bồ công anh nhé!

Nguồn gốc và cách nhận biết cây bồ công anh

Bồ công anh có thân cây mọc thẳng, đa số không có cành, cành hiếm khi xuất hiện trên 1 cây, cao từ khoảng 0.6- 1m, nếu lớn khỏe có thể cao tới 3m.

Cây bồ công anh – loại cỏ đẩy lùi viêm loét dạ dày hiệu quả không ngờ
Cây bồ công anh mọc hoang rất dễ thấy

Lá bồ công anh là loại lá đơn có rất nhiều hình dạng, lá dài mép hình răng cưa và không có cuống, mọc từ phần rễ, có vị hơi đắng.

Cây bồ công anh – loại cỏ đẩy lùi viêm loét dạ dày hiệu quả không ngờ
Nhận biết cây bồ công anh qua thân lá

Hoa bồ công anh có loại màu trắng hoặc vàng, quả của chúng có hình bầu dục màu nâu đen.

Cây bồ công anh – loại cỏ đẩy lùi viêm loét dạ dày hiệu quả không ngờ
Hoa bồ công anh nở khá giống hoa cúc, nhưng kích thước rất nhỏ
Cây bồ công anh – loại cỏ đẩy lùi viêm loét dạ dày hiệu quả không ngờ
Sau khi hoa tàn sẽ hình thành nên các hạt của cây và chúng sẽ bay trong gió khi đã chín – cái này chúng ta vẫn hay gọi là hoa bồ công anh

Mùa của cây phát triển vào dịp tháng 3- 4 và thu hoạch vào tháng 9- 10, bồ công anh mọc hoang nhiều ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Bồ công anh là loại cây phổ biến tại Việt Nam có thể mọc ở cả vùng đồng bằng lẫn miền núi, trung du nhiều nhất có thể kể đến Sapa, Đà Lạt…

Những tác dụng của cây bồ công anh

Hỗ trợ chữa trị bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày:  Sử dụng cây bồ công anh thường xuyến có công dụng hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày, viêm tá tràng, và hạn chế ngăn chặn đáng kể các cơn đau co thắt dạ dày.

Cây bồ công anh – loại cỏ đẩy lùi viêm loét dạ dày hiệu quả không ngờ
Cây bồ công anh hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày rất hiệu quả

Bảo vệ xương, chống loãng xương: Trong bồ công anh có chứa nguồn canxi dồi dào giúp hỗ trợ bảo vệ xương chắc khỏe, chống giòn xương rất hiệu quả. Ngoài ra, cây bồ công anh còn có chứa chất chống oxy hóa, hoạt chất khác như magie và vitamin C, chống lại chứng thiếu hụt canxi và rất tốt cho xương khớp. Bồ công anh thường là dược liệu chính trong việc điều chế các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ cho xương và bổ sung canxi.

Bồ công anh giúp thanh lọc, giải độc cho gan: Cây bồ công anh có chứa nhiều chất như vitamin C, vitamin E, vitamin K, kali đều có tác dụng hỗ trợ chức năng gan, giúp gan hoạt động tốt, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ và chất độc từ gan từ đó thanh lọc, giải nhiệt gan và ngăn ngừa, phòng chống bệnh gan nhiễm mỡ.

Lợi tiểu, hỗ trợ các chức năng ở thận: Hoạt chất trong bồ công anh giúp giảm axit uric và chống nhiễm khuẩn trong đường tiêu hóa và đường tiết niệu, có lợi cho cơ quan sinh sản. Việc sử dụng cây bồ công anh thường xuyên có khả năng giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.

Hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường: lá bồ công anh giúp kích thích quá trình sản sinh insulin ở tủy và ổn định lượng đường trong máu, vì thế sử dụng trà đun từ lá bồ công anh rất tốt đối với người đang mắc bệnh tiểu đường.

Chữa tắc tia sữa: Uống nước cây bồ công anh có tác dụng chữa tắc tia sữa hiệu quả. Với các mẹ bị tắc tia sữa dùng lá bồ công anh tươi đem rửa sạch, giã nát và cho 1 chút muối rồi đắp lên 2 bên vú theo liều dùng 2 lần/ngày. Bồ công anh sẽ giúp thông tia sữa và giúp mẹ cảm thấy thoải mái, nhiều sữa cho con hơn.

Cây bồ công anh – loại cỏ đẩy lùi viêm loét dạ dày hiệu quả không ngờ
Rất nhiều mẹ bỉm sử dụng bồ công anh để xử lý vấn đề tắc tia sữa

Giảm cân: Cây bồ công anh chứa nhiều vitamin và khoáng chất, lại giàu chất xơ, giúp thải độc tố và giải phóng mỡ thừa của cơ thể dễ dàng hơn. Chính vì thế, bồ công anh thường được sử dụng để giảm cân, giảm mỡ máu và trong gan.

Một số bài thuốc từ cây bồ công anh

Trường hợp bị đau dạ dày: Chuẩn bị 20g lá bồ công anh, 15g lá khôi, 10g lá khổ sâm đun với 500ml nước trong 15-20p; liều lượng 3 lần/ngày. Liên tục trong 10 ngày để cảm nhận tác dụng.

Điều trị viêm phế quản, viêm phổi:  Đun 40g bồ công anh, 20g rễ dâu, 10g tía tô, 10g kim ngân hoa, 10g cam thảo với 200ml nước sắc còn khoảng ¼ nước thì uống kiên trì hằng ngày.

Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng: Rửa sạch bồ công anh 40g, nghệ vàng 20g lá khôi 20h, mai mực 10g, cảm thảo 5g đem tất cả đun với 200ml nước, uống 1 lần/ngày.

Trà bồ công anh thanh nhiệt, giải quyết các vấn đề về gan. Bạn hoàn toàn có thể nướng rễ cây bồ công anh, cắt thành mảnh nhỏ với mức nhiệt khoảng 200 độ C trong 1h. Pha rễ đã nướng khô với nước sôi để tạo thành nước rễ bồ công anh thay thế cho chè hay cafe uống buổi sáng.

Ngoài ra, bồ công anh có thể được chế biến lá và hoa như một loại rau: luộc, xào, soup, salad... tùy khẩu vị của bạn. Mẹ mình vẫn hay luộc rau bồ công anh ăn thay thế rau được, tuy nhiên các bạn lưu ý một số vấn đề khi sử dụng bồ công anh nhé!

Một số lưu ý khi dùng bồ công anh

Xuất hiện hiện tượng buồn nôn, nôn mửa, viêm túi mật hay sỏi thận nếu lạm dụng quá nhiều.Có thể gây ra mẫn cảm, kích ứng da.

Bồ công anh không được dùng cho các đối tượng : Trẻ em, phụ nữ mang lại và cho con bú;  Mẫn cảm với các thành phần của bồ công anh; Dị ứng với nhựa cao su tắc nghẽn ống mật, tắc ruột; Người bị suy tim, hen suyễn, đái tháo đường, điện giải mất cân bằng, huyết áp cao, suy tim.

Sau bài viết này chắc các bạn đã biết được thêm nhiều tác dụng không ngờ đến của bồ công anh, mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hơn nữa, còn thông tin nào mà bạn biết có thể chia sẻ cùng mọi người nhé.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)