Xưa nay cây mật gấu luôn là một loại cây quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết đến sự đa tác dụng của cây mật gấu mang đến sức khỏe như thế nào. Chính vì vậy, hôm nay hãy cùng tinnhavuon đi tìm hiểu xem cây mật gấu có tác dụng gì nhé!
Tìm hiểu về cây mật gấu
Cây mật gấu có một số tên gọi khác là cây lá đắng ô hổ hay hoàn liên ô rô, đây là một loại cây thân gỗ, cao khoảng 5- 10m. Thân cây có màu xám hoặc nâu , có đường kính khoảng 40cm. Lá màu xanh, cứng và có hình lông vũ, trên cuống và phiến lá có gai. Hoa lưỡng tính màu trắng mọc thành chùm Quả lúc xanh thì nâu lúc già thì đen, hình trám. Cây có thể phát triển ở cả miền Bắc và miền Nam nhưng chủ yếu là các vùng phía Bắc.
Tác dụng của cây mật gấu ít ai biết
Lá mật gấu (hay còn gọi là lá đắng) là vị thuốc dân gian của nhiều các nước trên thế giới, có thể kể đến như Ấn Độ sử dụng lá để điều trị tiểu đường, lấy cành và rễ để giảm những tình trạng tồi tệ người bệnh HIV,.. Nam Phi dùng lá mật gấu để trị sán, vấn đề rối loạn kinh nguyệt và ngay cả cho các gia đình hiếm muộn. Bên Tây Phi, họ dùng mật gấu như 1 loại trà thanh nhiệt, lợi tiểu và các bệnh táo bón, viêm gan… Công thì họ thu về vỏ rễ cây với lá về để điều trị sốt rét, viêm ruột, dạ dày, bệnh giun…
Theo Đông y, cây mật gấu có tính mát, vị đắng thuộc 4 kinh: phế, can, vị, thận có thể dùng trị một số bệnh như sau:
Cây mật gấu có tác dụng mát gan, thải độc: Trong cây mật gấu chứa anti- oxidant giúp cơ thể đào thải chất độc trong gan, hỗ trợ các bệnh ngoài da do gan.
Giảm viêm, giảm nhiễm trùng: Lá mật gấu còn có hiệu quả kháng viêm nhờ các polyphenol có trong lá mật gấu, sử dụng đắp vào vết thương để giảm viêm nhiễm trùng.
Tốt cho mật và ngừa sỏi mật, điều trị sỏi thận: Mật gấu mang lại hiệu quả đối với các chứng về dạ dày, người bị các vấn đề đường ruột
Điều trị sốt rét bị tiêu chảy, kiết lị: trong cây mật gấu có lacton andrographolide, flavonoid, glycosides… đâu là những chất tăng đề kháng giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh và chống chọi lại các vi khuẩn và virus gây hại cho cơ thể.
Cải thiện gút và giảm béo phì: Lá mật gấu chứa nhiều axit béo linoleic, đây là một axit béo mà cơ thể không hấp thụ được, nhưng chúng có thể kết hợp với một số chất béo và đạm trong cơ thể rồi bị đào thải ra ngoài, từ đó cải thiện bệnh gút và giảm mỡ trong cơ thể.
Hạn chế khả năng bị ung thư vú, ung thư dạ dày: cây mật gấu có các hợp chất tác động sinh học như steroid, acid phenolic, … đều là các chất tính kháng ung thư, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Giảm Cholesterol xấu trong máu: Người ta đã chứng minh rằng chiết xuất của cây mật gấu có thể làm giảm Cholesterol trong máu, nguyên nhân chính gây các bệnh liên quan đến tim mạch.
Giảm nguy cơ huyết áp cao: Chất Kali có trong cây mật gấu có thể chất điều chỉnh giảm nước và muối trong máu, giúp máu tuần hoàn tốt hơn và chậm hơn.
Giảm thiểu tình trạng bệnh tiểu đường: Vị đắng của lá mật gấu là nhờ có andrographolide, chất này có thể giúp gan hấp thu một phần đường có trong máu, giảm nguy cơ tai biến của bệnh tiểu đường.
Các bí quyết chữa bệnh từ cây mật gấu
Sắc uống nước lá
Chuẩn bị: Lá mật gấu: 20g, Mật ong
Cách làm: Xao khô lá mật gấu đến ngả vàng, đem đun sôi cùng 800ml nước, sắc đến khi cạn còn ⅓ thì tắt bếp. Cho chút mật ong vào lúc nước còn có độ nóng. Chia ra ngày uống 2 lần.
Ngâm rượu mật gấu
Chuẩn bị: Cây mật gấu: 1kg ( tốt hơn khi để khô thân cây), Rượu trắng ( >= 40 độ): 5L
Cách làm: Rửa sạch, phơi khô. Cho vào bình ngâm rồi đổ rượu vào. Đối với rượu càng ngâm lâu thì càng ngấm tác dụng, ngâm tối thiểu 1 tháng thì dùng được. Uống 1- 2 chén trước khi ăn 30p. Tránh uống quá nhiều.
Bên cạnh đó bạn có thể lấy lá mật gấu để nấu canh rau ăn hằng ngày. Ăn canh lá mật gấu sẽ rất mát và làm đẹp da, tránh mụn nhọt. Hoặc có thể lấy lá để xay sinh tố uống nước, cho thêm chút mật ong để giảm đắng hương vị ngon hơn.
Lưu ý khi sử dụng lá mật gấu
Không nên dùng mật gấu quá nhiều do lượng kháng sinh có trong cây khá cao. Nên sử dụng có hướng dẫn của thầy thuốc, hoặc nếu dùng lá uống thì nên uống khoảng nửa tháng rồi dừng các khoảng 2-3 tuần uống tiếp.
Lá mật gấu không thể thay thế hoàn toàn các loại thuốc để chữa bệnh.
Không sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Cây mật gấu có nhiều tác dụng tuyệt vời, nhưng cũng kèm theo đó là một số nguy cơ tiềm ẩn. Bản không nên quá lạm dụng cây mật gấu mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình hình của bạn.
Xem thêm:
- Công dụng của những loại lá xông giải cảm cúm là gì?
- Rau dấp cá – loại rau mọc dại cực hay nhiều người thích
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.