Chùm ngây thuộc họ Chùm Ngây, là loài thực vật thân gỗ, có giá trị sử dụng cao, được trồng nhiều ở vùng Nam Á. Chùm ngây không những được sử dụng nhiều trong ẩm thực, mà còn dùng làm thuốc để chữa trị rất nhiều căn bệnh và có giá trị dinh dưỡng cao. Những kiến thức về loài cây này sẽ được tinnhavuon bật mí trong bài viết dưới đây.
Cách nhận biết cây chùm ngây
Chùm ngây thuộc cây thân mộc, óng chuốt, không có gai. Ở độ tuổi trưởng thành cây cao khoảng 1-3m, thân cây chùm ngây rất giòn, mềm và dễ gãy khi có mưa bão.
Vỏ cây có màu xám trắng, dày. Lá chùm ngây có hai dạng là lá kép và lá chét, có màu xanh mốc. Hoa có màu trắng, mọc thành cụm hoa to, hơi giống hoa đậu và nở rộ từ tháng 4 đến tháng 6. Hoa có mùi thơm nhẹ.
Quả chùm ngây có màu nâu, mọc dạng nang treo, mỗi quả có chứa 20 – 26 hạt, khi khô, quả sẽ tách thành 3 mảnh dày.
Hạt màu nâu hoặc đen, tròn dẹt, có đường kính khoảng 1 cm, mỗi hạt có 3 góc cạnh, cánh mỏng và màu hơi trắng.
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của cây chùm ngây
Sử dụng như một loại rau xanh cực hay
Rau chùm ngây chứa các hàm lượng chất kali, protein, canxi, sắt, vitamin A, C,…cho cơ thể. Bên cạnh đó, rau chùm ngây còn là một món ăn bổ dưỡng, mang lại cảm giác ngon miệng khi được nấu canh với nấm, tôm, thịt hoặc làm sinh tố Chùm Ngây.
Hỗ trợ và cải thiện chức năng gan:
Lá chùm ngây có tác dụng bảo vệ gan, điều trị huyết áp cao và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Với hàm lượng silymarin có trong lá chùm ngây sẽ giúp cải thiện men gan, bảo vệ gan khỏi tác động của việc hấp thụ nhiều chất béo.
Phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch:
Đối với những người bị mắc bệnh huyết áp cao, chất niazimicin có trong lá sẽ giúp ổn định huyết áp và với hàm lượng các chất chống oxy hóa của chùm ngây, cholesterol xấu trong máu sẽ được loại bỏ, giúp cải thiện nguy cơ mắc bệnh tim.
Nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch:
Ngoài ra, lá chùm ngây còn giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch gây ức chế sự phát triển của virus và vi khuẩn gây bệnh bởi những chất chống oxy hóa và lượng kẽm trong đó.
Bảo vệ các cơ quan bài tiết, và bổ sung máu cho cơ thể:
Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, bổ sung sắt, ngừa thiếu máu, giúp giảm cân là những công dụng mà quả chùm ngây mang lại. Nếu sử dụng quả chùm ngây thường xuyên sẽ giúp lợi tiểu, giảm thiểu sự hình thành sỏi trong thận.
Ngăn ngừa tình trạng táo bón:
Nhiều hàm lượng chất xơ trong quả chùm ngây, thúc đẩy sự co bóp của nhu động ruột, ngăn ngừa chứng táo bón hiệu quả.
Ngăn ngừa các tế bào ung thư
Hạt cây chùm ngây rất có ích trong việc giảm viêm và trị các chứng rối loạn xương khớp, giết chết tế bào ung thư, chống oxy hóa. Việc sử dụng hạt chùm ngây trong các bữa ăn hàng ngày có thể giúp tấn công và loại bỏ các tế bào ung thư ra khỏi cơ thể.
Hạn chế tình trạng mẩn ngứa, viêm da cơ địa:
Thành phần trong cây chùm ngây, có khả năng kháng viêm, tiêu sưng, nên có tác dụng điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Ngoài ra, tính kháng viêm giảm đau cũng hỗ trợ điều trị, làm giảm các cơn đau răng, đau tai.
Thúc đẩy quá trình lưu thông máu dễ dàng hơn:
Rễ chùm ngây là chất kích thích để lưu thông máu, hạn chế tình trạng tắc nghẽn mạch máu đồng thời cũng có tác dụng giảm đau đối với hệ thần kinh.
Cách sử dụng chùm ngây:
Sử dụng ngọn và lá như một loại rau: Các bạn nấu rau ngót như thế nào thì chùm ngây nấu đúng như vậy, duy chỉ chùm ngây nó rất nhanh chín, nước sôi mọt chút là nó chín rồi, để lâu sẽ bị nồng và mất chất.
Ngâm rượu: Đối với cây tươi, đầu tiên rửa sạch củ rễ, thái thành từng miếng nhỏ, sau đó phơi khô khoảng 2 ngày, rồi xếp vào bình thủy tinh và đổ rượu ngập bình theo tỷ lệ 1:8 rồi đậy nắp kín ủ trong vòng 3 tháng đến 4 tháng và đem ra sử dụng.
Làm bột : Cách làm này thường hay được áp dụng nhất khi sơ chế chùm ngây. Làm sạch lá chúm ngây rồi đem ra phơi nắng cho đến khi lá săn lại và có độ giòn. Tách lá chùm ngây ra khỏi cuống lá và cho vào máy xay rồi bật nút số 2 cho đến khi thành hỗn hợp bột mịn. Cuối cùng, chuẩn bị lọ, hũ để chứa bột chùm ngây.
Những lưu ý khi sử dụng cây chùm ngây:
+ Không sử dụng trùm ngây liên tục trong thời gian dài, nhất là đối với trẻ nhỏ.
+ Không nên sử dụng chùm ngây vào buổi tối.
+ Chùm ngây có chứa chất làm co giãn tử cung, vì vậy mà những phụ nữ mang bầu cần tránh xa loại rau này.
+ Chỉ nên sử dụng và sấy chùm ngây lúc còn tươi để tránh mất chất dinh dưỡng.
+ Không nên nấu quá kỹ để không làm mất đi mùi vị tự nhiên cũng như hàm lượng dinh dưỡng của chùm ngây.
Qua bài viết này, hi vọng rằng bạn đã trang bị được cho mình những kiến thức bổ ích nhất về đặc điểm cũng như những công dụng chữa bệnh của cây chùm ngây và áp dụng chúng thành công trong cuộc sống.
Xem thêm:
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.