Chắc hẳn ai ai cũng đã từng nghe đến củ sâm đất với tác dụng thanh mát, thanh lọc cơ thể. Không những củ mà cả lá, rễ, thân sâm đất còn có rất nhiều tác dụng khác nhau. Hãy cùng chúng tôi khám phá những công dụng của cây sâm đất nhé.
Nguồn gốc và tên gọi của cây sâm đất
Cây sâm đất còn có tên gọi khác là địa sâm, thổ sâm, sâm mồng tơi, rau sâm đất…
Cây có xuất xứ từ Trung Mỹ, du nhập sang Việt Nam vào khoảng những năm 1900. Tuy nhiên, cây sâm đất xuất hiện nhiều ở các nước Đông Nam Á, một số đảo ở Thái Bình Dương và khu vực Châu Úc. Tại Việt Nam, cây sâm đất được phát hiện nhiều ở các tỉnh như: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An,…
Đặc điểm, hình dáng nhận biết cây sâm đất
Sâm đất là một loại cây thân thảo, kích thước cây không to, chủ yếu mọc tỏa ra sát mặt đất, bên ngoài nhẵn và phân nhánh ở phía dưới.
Lá cây mọc so le với nhau, có dạng hình trái xoan. Lá của cây sâm đất màu xanh mướt, bề ngoài nhìn nhẵn nhụi giống với là cây mồng tơi. Phần gốc của lá thót lại để tạo thành cuống rất ngắn. Chiều dài của lá giới hạn trong khoảng 5 – 7cm, chiều rộng khoảng từ 2 – 4cm. Phiến lá dày, phần mép hơi lượn sóng, cả mặt trên và mặt dưới đều có màu xanh bóng mướt. Nếu ngắt lá sâm đất ra, chúng ta sẽ thấy hơi nhớt, giống như có một loại nhựa hay dịch hơi nhầy tiết ra, đặc tính nhớt gần giống với loại rau mồng tơi.
Hoa sâm đất nhỏ, có màu hồng tím và mọc ở ngọn thân hay các nhánh lá. Quả nhỏ, mọng, có màu đỏ nâu khi chín, bên trong có hạt rất nhỏ, dẹt và có màu đen nhánh.
Một bộ phận quan trọng của cây sâm đất đó chính là củ sâm đất. Như các bạn đã biết, củ sâm đất thực ra là do bộ phận rễ biến thành. Củ sâm không to, màu hơi vàng nhạt, có chiều dài khoảng 15-20cm. Nếu tách đôi củ ra, ta thấy màu bên trong hơi vàng nhạt, gần giống với khoai lang, nhưng chứa nhiều chức năng hỗ trợ các bệnh lý hơn.
Khám phá những công dụng ít ai biết của cây sâm đất
Ngoài công dụng như một loại thực phầm, bộ phận rễ của cây sâm đất cũng có rất nhiều dược chất, tuy nhiên lượng dược chất tìm được ở rễ không nhiều như ở lá sâm đất. Rễ cây sâm đất chứa một loại hoạt tính punarnavine 0,01% và một số hợp chất khác như tinh bột, chất dầu dễ bay hơi, nitrat kalium,..
Cây sâm đất được biết đến với rất nhiều công dụng bởi nó có vị ngọt, lành tính, và góp phần hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, một trong những công dụng nổi bật nhất của cây sâm đất, đó chính là khả năng phục hồi và giúp não bộ hoạt động ổn định, trơn tru. Đặc biệt, hàm lượng chất sắt cao có trong Sâm Đất giúp não bộ có đủ chất dinh dưỡng để hoạt động đồng thời giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Đây là lí do cây sâm đất được các bệnh nhân sử dụng vào mục đích tăng cường khí huyết, giúp máu lưu thông tốt hơn.
Tác dụng thứ hai của cây sâm đất, là hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp quá trình trao đổi chất và chuyển hóa thức ăn diễn ra nhanh và hiệu quả hơn bởi trong rễ cây sâm đất có chứa một hàm lượng lớn chất xơ, từ đó giúp quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên ổn định hơn. Ngoài ra, các hoạt chất chống oxy hóa có trong củ Sâm Đất giúp bảo vệ thành đại tràng, dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, đối với rất nhiều chị em phụ nữ, cây sâm đất còn có tác dụng lưu thông khí huyết, điều hòa giúp cho kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn, giảm thiểu những cơn đau bụng kinh do co thắt tử cung, đồng thời cũng giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh nguyệt. Sau khi sinh nở, sử dụng cây sâm đất cũng giúp chị em cải thiện được tình trạng da dẻ, giúp làn da hồng hào, căng tràn và sáng mịn hơn.
Sâm đất sử dụng như thế nào?
Thức ăn chế biến từ cây sâm đất ngon miệng, hương vị lạ, kích thích tiêu hóa và còn nhiều công dụng tốt khác. Không chỉ có tác dụng về dược liệu, lá cây sâm đất còn được dùng chế biến thành nhiều món ăn ngon và lạ miệng như: luộc, xào tỏi, nấu canh sườn,… Rễ cây sâm đất cũng được chế biến thành nhiều món ngon như: hầm canh sườn, luộc xé nhỏ trộn nộm (gỏi) là một loại thực phẩm ngon và bổ dưỡng.
Ngoài việc sử dụng giống như một loại thực phẩm, củ sâm đất cũng có thể ngâm rượu. Với mùi thơm đặc trưng, và rất dễ uống.
Cách trồng và chăm sóc Sâm đất
Sâm đất thích hợp với nhiều loại đất trồng, tuy nhiên bạn nên chọn loại đất thịt ở vườn nhà và kết hợp cùng với một số loại phân hữ cơ hoai mục, nhằm tạo môi trường nhiều dinh dưỡng nhất cho cây sinh trưởng. Trước khi trồng, bạn nên rắc vôi bột xung quanh khu vực định trồng nhằm khử khuẩn và tạo ra một môi trường sạch sẽ, hạn chế sự sinh nở của sâu bệnh.
Bạn có thể tìm mua hạt giống ở những địa chỉ uy tín, sau đó tiến hành ngâm chúng vào nước từ 6-8 giờ, sau đó tiến hành gieo hạt và lấp kín đất, rồi sử dụng các biện pháp che nắng và tưới nước, cung cấp ẩm cho cây như những loại cây khác. Thời gian đầu, bạn nên theo dõi sức khỏe cho cây thường xuyên để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Sâm đất là giống cây ưa nước, ưa ẩm nên khi trồng bạn cần cung cấp một lượng nước đủ cho cây, nhất là thời điểm mới trồng hay thời kì ra hoa. Vào mùa khô cần tăng lượng nước tưới và giữ ẩm cho cây. Bên cạnh việc tưới nước cũng cần chú ý làm sạch cỏ dại và bảo vệ cây tránh khỏi các loại thiên địch phá hoại.
Sau khi trồng khoảng 20 ngày bạn tiến hành bón lót đợt 1 cho cây bằng phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục. Sau mỗi một đợt thu hoạch lá bạn tiến hành bón phân để cây phát triển tiếp cho ra đợt lá mới hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cây sâm đất chúng tôi tổng hợp được, mong rằng bài viết có đủ những thông tin bạn đang tìm kiếm.
Xem thêm:
- Tại sao cây khổ sâm lại được tin dùng đến vậy?
- Loại cây mọc hoang cực tốt cho người bị dạ dày: Bồ công anh
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.