Cách trồng hoa thược dược – Rực rỡ đua nở sắc xuân

Hoa Thược Dược là loại hoa được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa bởi vẻ đẹp kiêu sa, màu sắc tươi tắn và đa dạng của nó. Chính vì thế mà loài hoa này thường rất được ưa chuộng dịp tết đến xuân về. Và bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách nhận diện và chăm sóc loài hoa này sao cho nở đúng dịp và rực rỡ khi mùa xuân đến.

Tên gọi và xuất xứ của hoa Thược Dược

Hoa Thược Dược là hoa thuộc họ nhà Cúc, có tên khoa học là Dahlia Variablis Desh, hoa có nguồn gốc từ Mexico và được nhập về Việt Nam từ thời Pháp thuộc, và trở thành một loài hoa không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp tết. Ở Việt Nam có một số vùng chuyên canh trồng hoa thược dược nổi tiếng như Đà Lạt, Hà Nội, Hưng Yên …

Nhận dạng hoa Thược Dược đúng cách

Họa thược dược có nhiều màu sắc khá sặc sỡ, thường thấy nhất là màu đỏ, tím, vàng, hồng và trắng. Các bông hoa khá to, có thể to cỡ bằng bàn tay, nụ hoa nhỏ ở trung tâm và các cánh hoa nở đều bao quanh nụ hoa đó. Cây có chiều cao khá khiêm tốn chỉ cao khoảng 20 – 50cm, là thường có màu xanh đậm, nhọn ở đầu và có hình răng cưa. Hoa thược tuy có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau nhưng được chia là hai loại chính là:

Hoa thược dược lùn: loài này bông hoa to và các cánh hoa khi nở bung ra, không theo quy luật nào cả giống như các cây hoa thuộc nhà cúc khác.

Cách trồng hoa thược dược – Rực rỡ đua nở sắc xuân
Giống hoa thược dược lùn phổ biến

Hoa thược dược tổ ong: loài này có lẽ là loài hoa có hình dáng lạ nhất, các cánh hoa khi nở ra úp vào nhau kết thành một hình dạng như tổ ong. Bông hoa có dạng hình cầu và đây cũng là loại hoa thược dược mà nhiều người tìm kiếm và có giá thành cao hơn so với hoa thược dược lùn.

Cách trồng hoa thược dược – Rực rỡ đua nở sắc xuân
Hoa thược dược tổ ong tuyệt đẹp

Công dụng đặc biệt ít ai biết của hoa Thược Dược

Trang trí nhà cửa: Hoa thược dược tượng trưng cho sự may mắn, sự viên mãn và hạnh phúc, vì vậy mà rất nhiều người thường trồng hoa thược dược làm cảnh trong nhà để hút tài khí vào gia đình. Nhiều gia đình còn cắm hoa và để trên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp tết để cầu một năm mới bình an và có nhiều tài lộc.

Cách trồng hoa thược dược – Rực rỡ đua nở sắc xuân
Hoa thược dược mang nhiều ý nghĩa khác nhau

Quà tặng: Hoa thược dược có nhiều ý nghĩa ứng với mỗi màu sắc của nó, thường được đem tặng cho bạn bè, đối tác thay cho lời cầu chúc:

Hoa thược dược đỏ: tượng trưng cho tình yêu mặn nồng, bền vững, còn cả sự nhiệt huyết và đam mê của tuổi trẻ.

Hoa thược dược vàng: tượng trưng cho sự thịnh vượng giàu sang phú quý

Hoa thược dược trắng: tượng trưng cho sự trong sáng, thuần khiết của người con gái

Hoa thược dược đen: tượng trưng cho sự đau đớn, là lời cảnh báo của sự phản bội

Hoa thược dược tím: biểu tượng của tình yêu chung thủy của tình cảm vợ chồng

Hoa thược dược xanh: tượng trưng cho ước mơ và hy vọng vào tương lai

Dùng làm thuốc: từ dược trong hoa thược dược mang ý nghĩa là thuốc, đây cũng là một bài thuốc trong đông y có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Bài thuốc từ loài hoa này chủ yếu dùng cho nữ vì có thể chữa được một số bệnh phụ khoa như: Trị kinh nguyệt không đều, Bị rong kinh sau khi sinh… Ngoài ra phơi khô và pha nước uống hàng ngày còn có lợi cho thận, còn có thể chữa tiêu chảy, ho gà và nhiều bài thuốc khác nữa, tuy nhiên trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách trồng hoa Thược Dược

Hoa thược dược có thể trồng bằng nhiều cách, bằng cách nhân giống bằng hạt, củ hoặc giâm cành. Hoa thược dược cũng rất dễ sống với điều kiện khí hậu nước ta, không cần phải chăm sóc quá nhiều loài hoa này. 

Nếu chọn nhân giống bằng hạt thì chỉ có thể áp dụng với dạng hoa thược dược đơn, còn hoa thược dược kép nhân giống bằng chồi mầm hoặc ngọn, thời gian đến khi nảy mầm và ra hoa sẽ rất lâu nên mọi người thường sẽ bỏ qua cách nhân giống này.

Cách trồng hoa thược dược – Rực rỡ đua nở sắc xuân
Trồng hoa thược dược như thế nào cho đúng?

Để có thể sớm có hoa nhất thì mọi người thường sử dụng cách giâm cành, nếu có hóa chất kích thích thì chỉ cần 5-7 ngày là đã mọc ra rễ rồi.

Chuẩn bị: Chọn những cành giâm không quá già, không quá non và có sức sống khỏe, không bệnh tật có chiều dài từ 6-8cm, còn 3-4 lá. Mùa thích hợp để giâm cành là mùa hè và mùa thu.

Xử lý cành giâm: Thời gian thích hợp nhất để cắt cành là vào buổi sáng, xử lý với hóa chất và giâm ngay để cành vẫn còn giữ nước giúp rễ nhanh ra hơn, các chất kích thích sinh trưởng có thể dùng là IAA, IBA và NAA pha với nước có nồng độ 25-50 ppm, chỉ cần nhúng cành trong dung dịch khoảng 15 giây là có thể đem đi trồng.

Giâm cành: Cắm cành sâu 2cm trên luống hoặc trồng trong bồn, chậu chứa đất sạch, nên giâm thưa theo tỉ lệ 3x3cm, khoảng 1000 cành trên 1 mét vuông. Thời gian ra rễ sẽ tùy theo nhiệt độ, 10-15 ngày với mùa nóng và lạnh, nhưng ngày mát mẻ như mùa thu sẽ chỉ mất 5-10 ngày.

Nếu có điều kiện thì nên trồng trong nhà kính, nhà lưới đẻ có thể điều chỉnh các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng một cách tốt nhất. Thường xuyên tưới nước cho cây bằng phun sương, nhiều vào ngày đầu và giảm dần vào các ngày sau đó, cắt bỏ lá vàng và lá già chó đến khi cây ra dễ và sinh trưởng tốt, rễ dài 2-3cm là có thể đem ra vườn trồng.

Cách chăm sóc hoa thược dược nở hoa đúng dịp

Ánh sáng: Khi mới được trồng, hoa thược dược chịu nắng khá kém, nên sử dụng lưới đen để giảm ánh sáng đi 50% cho cây, sau khi cây bén rễ đủ chắc và bắt đầu ra lá thì mới bỏ lưới che.

Cách trồng hoa thược dược – Rực rỡ đua nở sắc xuân
Cách chăm sóc cây thược dược

Tưới nước: Mỗi ngày chỉ tưới nước 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều để tránh cây bị tránh nắng, chỉ nên tưới vừa đủ ẩm đất, không nên tưới quá nếu không cây dễ bị úng nước.

Bón phân: Sử dụng các loại phân có nhiều thành phần vi lượng như phân NPK hòa với nước rồi tưới vào gốc. Sử dụng thêm các loại phân đầu trâu 502, 507 để thêm chất dinh dưỡng cho cây qua lá.

Phòng trừ sâu bệnh: Hoa thược dược rất dễ nhiễm một số bệnh hại như bệnh thối thân và phấn trắng, cả các loài sâu hại như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, sâu khoang ăn lá. Nên thường xuyên theo dõi để có thể kịp thời ngăn chặn, ưu tiên sử dụng các phương pháp sinh học như bẫy, bả, ngắt lá bệnh … nếu vượt quá tầm kiểm soát mới nên sử dụng thuốc hóa học.

Tỉa cây: Sau khi trồng được 15-20 ngày bấm ngọn lần một cách gốc 7cm , lần thứ 2 cũng sau thời gian đó bấm ngọn để lại 2-3 lá mỗi nhành hoa, lần thứ 3 thì tùy theo thời điểm thu hoạch mà bấm ngọn, lần cuối thì nên bấm vào trước khi cây ra hoa khoảng 50 ngày, như vậy thì cây hoa thược dược khi ra hoa sẽ tạo được tán rất đẹp, hoa mọc thành chùm.

Bên cạnh hoa Ly, hoa Lay ơn thì Thược dược cũng sẽ trở thành lựa chọn tối ưu và thích hợp dịp tết. Chỉ cần 1 lọ Thược Dược thôi đã khiến phòng khách nhà bạn thêm tươi tắn và hài hòa hơn đó. Thược dược rất dễ trồng đặc biệt thích nghi tốt với khí hậu miền Bắc Việt Nam nên điều trồng một chậu Thược Dược để chơi tết không phải quá khó phải không nào!

Xem thêm:

4.2/5 - (4 bình chọn)