Tía tô là loài cây rất dễ bắt gặp ở bất cứ đâu tại nước ta. Tía tô có mùi thơm, vị cay, thường được dùng để làm rau gia vị trong các món ăn của người Việt. Tuy nhiên, tía tô còn là một thảo dược thần kỳ có thể chữa bệnh nữa. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá thêm những tác dụng của lá tía tô rất bổ ích:
Nguồn gốc và đặc điểm của tía tô
Tía tô ( tên khoa học là Perilla frutescens) là cây thuộc họ Labiatae giống như húng. Loài tía tô mọc phổ biến ở hầu hết các nước Đông Á, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ. Ngoài ra ở Triều Tiên và Nhật Bản cũng có xuất hiện tía tô, những loại này hai mặt lá đều xanh, có giá trị sử dụng cao hơn.
Tía tô là một loài cây thân thảo, có thể cao đến 0,5-1m. Các lá mọc đối xứng nhau, thường thì mặt dưới lá có màu tím, thi thoảng màu nâu hoặc xanh lục, có lông nhám ở trên bề mặt lá
Hoa tía tô nhỏ mọc thành cụm ở đầu cành hoặc ngọn, màu trắng bé xíu. Quả tía tô cũng nhỏ và có hình cầu, chúng ta sẽ rất ít khi thấy quả tía tô vì người ta chủ yếu lấy lá và ngọn tía tô để sử dụng, nên cây sẽ khó ra hoa và quả, trừ khi chủ định trồng để lấy quả.
Tác dụng của tía tô ít ai biết
Tía tô ngoài làm rau gia vị trong các món ăn, tía tô còn có thể dùng để chết thành các bài thuốc giúp bạn và gia đình bảo vệ được sức khỏe của bản thân. Tất cả các bộ phận của cây tía tô đều có thể chế biến thành thuốc được.
Tía tô đối với sức khỏe
Chữa cảm: công dụng thường thấy nhất của tía tô là chữa cảm, có thể giải cảm, hạ sốt, nhức đầu…
Cách dùng: Sử dụng lá tía tô và một số lá thơm khác đun trong nước đến khi sôi, rồi đem đi xông người hoặc để ngâm chân, cũng có thể dùng làm nước tắm cho người bệnh.Giã nát lá rồi cho thêm nước sôi vào để người bệnh uống.
Thái nhỏ lá tía tô cho vào cháo nấu thành cháo tía tô, ăn lúc nóng để toát mồ hôi ra.
Bệnh về hô hấp: Theo nghiên cứu, dầu chiết xuất từ hạt tía tô có thể giúp những bệnh nhân hen suyễn gia tăng sức khỏe của phổi, tăng lưu thông khí, ngăn chặn chất chống viêm làm giảm chức năng hô hấp.
Chống viêm, dị ứng: Trong tía tô có một số chất giúp ức chế cá histamine, đây là nguyên nhân gây viêm da, dị ứng khi có sự thay đổi về mùa, bị mề đay, mẩn ngứa do côn trùng …
Dùng tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, còn bã thì đắp lên phần da bị mẩn và ngứa ngáy
Bệnh dạ dày, bệnh Gout: Tía tô vốn là một loại rau, ăn kèm các bữa ăn có thể giảm nguy cơ tái phát bệnh gout, giảm đau khi bệnh tái phát. Cung cấp chất xơ cần thiết cho cơ thể, chống viêm loét, liền sẹo dạ dày.
Ngăn ngừa bệnh tim: Dầu ăn được chiết xuất từ hạt tía tô rất tốt cho tim mạch, chứa nhiều omega-3 và các chất oxy hóa làm giảm cholesterol tích tụ trong mạch máu gây xơ vữa động mạch. Từ đó ngăn ngừa cơn đau tim hay đột quỵ ở những bệnh nhân mắc bệnh về tim.
Thư giãn tinh thần: Tinh dầu tía tô còn được nhiều nơi sử dụng để điều trị các bệnh nhân trầm cảm có tâm trạng tốt hơn, nâng cao và cải thiện tinh thần của bệnh nhân.
Tác dụng của lá tía tô trong làm đẹp
Điều trị mụn: Tía tô còn có thể điều trị và chữa lành các vấn đề về mụn nhờ lượng chất kháng khuẩn và kháng viêm dồi dào. Sử dụng bằng cách giã nát lá tía tô và đắp lên phần cần trị mụn. Ngoài ra cũng có thể sử dụng để đun nước tắm.
Xóa mờ nám, tàn nhang, làm trắng da: Uống nước tía tô mỗi ngày giúp làm giảm sử hình thành melanin, là sắc tố gây ra các bệnh về da. Tía tô còn giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các chất độc hại, tẩy tế bào da chết, xóa mờ nám, cải thiện sắc tố da, giúp dưỡng da trắng hơn.
Giảm cân: Trong tía tô có chứa nhiều chất xơ, vitamin cùng các loại khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Ăn tía tô như rau sống giúp đẩy mạnh khả năng hấp thụ của dạ dày, tăng cường trao đổi chất và chuyển hóa các chất, đốt cháy và đào thải mỡ thừa ra khỏi cơ thể.
Cách dùng:
Nấu nước lá tía tô: Lá tía tô rửa sạch và ngâm bằng nước muối loãng, vớt ra để ráo. Sau đó, đun nước sôi rồi cho lá tía tô vào, đến khi nước sôi thì để khoảng 2 phút thì tắt bếp. Đợi nước nguội rồi thì lọc lấy nước, cho thêm lát chanh vào để tăng thêm mùi vị. Cuối cùng là uống nước tái tô. Bạn có thể bỏ tủ để uống cả ngày, vị cũng sẽ ngon hơn rất nhiều đấy.
Cách trồng và chăm sóc cây tía tô
Bạn có thể trồng tía tô vào chậu, khay, thùng xốp nếu nhà bạn không có vườn hoặc đất trống, đục khay chậu để nước có thể thoát đi dễ dàng.
Tía tô không kén đất và có thể trồng trên bất kì loại đất nào, nên bón lót vôi trước khi trồng để loại bỏ các mầm bệnh có trong đất.
Tía tô có thể trồng bằng các phương pháp giâm cành hoặc gieo hạt, Nhiều người thường lựa chọn gieo hạt hơn bởi nó sẽ cho nhiều lá hơn, phát triển nhanh hơn.
Gieo trồng:
Trồng cây bằng hạt thì ta chỉ cần gieo trực tiếp xuống đất rồi phủ thêm một lớp đất nữa, sau 1 tháng là cây bắt đầu ra lá, đợi đến khi cây cao hơn và có nhiều cành hơn là ta đã có thể thu hoạch được rồi.
Giâm cành: sau khi chiết cây, cần phải giữ ẩm cho cây con, để nơi thoáng mát. Sau 40 ngày, cây ra chồi thì có thể trồng vào trong chậu hoặc vườn.
Cây cần được giữ ẩm, thường xuyên tưới nước cho cây. Khi cây có thể bắt đầu thu hoạch, chừa ra phần gốc 10cm để cấy tiếp tục tái sinh, nửa tháng là có thể thu hoạch một lần.
Chắc hẳn tía tô rất quen thuộc với mỗi người mỗi nhà đúng không ạ. Mỗi gia đình hãy tự tay trồng cho mình một chậy cây tía tô nhé, vừa làm rau thơm lại có nhiều công dụng cực tốt!
Xem thêm:
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.