Tìm hiểu những thủ tục lễ ăn hỏi truyền thống của người Việt

Lễ ăn hỏi là một trong những nghi thức quan trọng không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Vậy những thủ tục lễ ăn hỏi cơ bản bao gồm những gì hãy cùng Tinnhavuon tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Lễ ăn hỏi là gì?

Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn, đây là ngày lễ như để thông báo về việc dựng vợ gả chồng của hai họ nhà trai, nhà gái. Thời điểm này nhà trai sẽ mang sính lễ đến nhà gái để xin kết duyên cho đôi trai gái nên vợ nên chồng. Trong ngày lễ ăn hỏi, hai bên gia đình sẽ thống nhất ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới cho cô dâu chú rể.

Tìm hiểu những thủ tục lễ ăn hỏi truyền thống của người Việt
Thủ tục lễ ăn hỏi là không thể thiếu trong truyền thống của người Việt

Thành phần tham gia lễ ăn hỏi

Trong thủ tục của lễ ăn hỏi nhà trai sẽ mang sính lễ tới nhà gái, nhà gái nhận sính lễ và chính thức gả con gái cho nhà trai. Sau ngày ăn hỏi, đôi trai gái được coi như vợ chồng chưa cưới và chờ đến ngày tổ chức lễ thành hôn để công bố với họ hàng hai bên.

Thành phần tham gia lễ ăn hỏi bao gồm bên nhà trai và nhà gái:

Thành phần tham gia lễ ăn hỏi bên nhà trai

Thành phần tham gia bên nhà trai bao gồm ông bà, cha mẹ, chú rể, người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết và một số bạn nam độc thân được chọn lọc để bưng mâm tráp sính lễ. Số lượng các bạn phụ bưng tráp sính lễ bên nhà chú rể sẽ là số lẻ như 3, 5, 7, 9 hoặc 11.

Thành phần tham gia lễ hỏi bên nhà gái

Thành phần tham gia bên nhà gái cũng như bên nhà trai bao gồm ông bà, cha mẹ, cô dâu, những người thân trong gia đình và các bạn nữ để đón tráp ăn hỏi bên nhà trai. Giống như bên nhà chú rể, số lượng các bạn nữ bên nhà gái cũng sẽ là số lẻ tương ứng với số nam bưng tráp sính lễ của bên nhà trai

Thủ tục lễ ăn hỏi truyền thống

Lễ ăn hỏi truyền thống gồm những gì?

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà số lượng tráp sẽ khác nhau. thông thường số lượng tráp sẽ là 5,7,9,11,15 tráp.

  • Mâm trầu cau: Đây là sính lễ quan trọng không thể thiếu trong ngày lễ ăn hỏi. Quả cau, lá trầu màu xanh chính là biểu tượng cho tình yêu mặn nồng của đôi trai gái trẻ.
  • Mâm rượu, thuốc lá: Mâm lễ gồm rượu và thuốc lá là biểu tượng cho lòng thành kính, hiếu thảo của cô dâu, chú rể với tổ tiên.
  • Mâm trái cây: Trái cây tươi mát ngọt ngào sẽ là lời chúc dành cho đôi uyên ương hạnh phúc, con đàn cháu đống.
  • Mâm bánh: Mâm bánh ở lễ ăn hỏi thường sẽ là bánh phu thê, bánh cốm hay bánh chưng – bánh giày và thường là một cặp. 
  • Mâm trà và mứt: Trà được sắp vào sính lễ ăn hỏi để tượng trưng cho lòng hiếu thảo, kính trọng của con cái với tổ tiên. Mứt sen là biểu tượng cho con cái, là kết tinh tình yêu của đôi trai gái.

Xem thêm: lễ 7 tráp gồm những gì?

Trình tự lễ ăn hỏi

Theo giờ lạnh đã xem trước, đến giờ lành nhà trai sẽ tiến vào nhà gái theo thứ tự ông bà, bố mẹ, chú rể và tiếp đó là đội nam bưng sính lễ và người thân trong gia đình. Đại diện nhà gái sẽ ra đón nhà trai và đội nữ bên nhà gái sẽ nhận mâm sính lễ do đội nam trao cho.

Sau khi kết thúc việc trao sính lễ, đại diện nhà gái sẽ mời ông bà, cha mẹ và chú rể vào dùng nước ăn bánh và giới thiệu gia đình hai bên. Đại diện nhà trai sẽ phát biểu một số ý kiến và giới thiệu về sính lễ của bên nhà trai. Đại diện nhà gái sẽ lên nhận lễ và nói lời cảm ơn. Tiếp đó, mẹ của chú rể sẽ trực tiếp mở tráp sính lễ dưới sự chứng kiến của hai họ gia đình.

Trong lúc này cô dâu sẽ ngồi trong phòng đợi chú rể tới đón hoặc đợi cha mẹ của mình gọi mới được ra ngoài. Cô dâu chú rể sẽ thắp hương để ra mắt tổ tiên để tổ tiên chứng giám cho sự kết duyên của đôi vợ chồng. Sau đó sẽ được chú rể dẫn đi chào hỏi thành viên trong gia đình hai họ, rót nước mời trà từng bàn mời mọi người.

Tìm hiểu những thủ tục lễ ăn hỏi truyền thống của người Việt
Trình tự thực hiện lễ ăn hỏi theo truyền thống của người Việt

Trong lễ ăn hỏi, gia đình hai bên cũng sẽ cùng nhau bàn bạc thống nhất ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ thành hôn cho đôi uyên ương. 

Việc cuối cùng của nghi thức ăn hỏi truyền thống của người Việt đó là nhà gái sẽ trả lễ cho nhà trai. Sính lễ sẽ được chia đều hoàn toàn bằng tay cho hai bên gia đình, việc dùng dao kéo là điều cấm kị khi chia lễ và mâm quả khi nhà gái trả lễ phải để ngửa nắp.

Ngày xưa sau nghi thức lễ ăn hỏi thì đôi trai gái thường không được gặp nhau mà phải đợi đến ngày cưới. Tuy nhiên nay nghi thức này đã đổi khác khá nhiều, sau lễ ăn hỏi đôi uyên ương vẫn có thể gặp nhau thường xuyên đợi đến ngày thành hôn. Thời gian từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới giờ đây cũng được rút ngắn lại khá nhiều, tùy thuộc vào từng gia đình và tùy vào ngày lành tháng tốt để cử hành.

Để lễ thành hôn được diễn ra tốt đẹp và suôn sẻ thì lễ ăn hỏi là một trong những nghi thức không thể thiếu. Chính vì thế cần được thực hiện một cách chân thành và đầy đủ. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục lễ ăn hỏi truyền thống của người Việt nhé!

Đánh giá