Gừng tươi được dùng như một loại gia vị trong rất nhiều món ăn tuy nhiên không phải ai cũng biết được hết những công dụng của chúng trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết này, sẽ mang đến cho các bạn những thông tin thú vị cùng những tác dụng của gừng cực hay.
Cây gừng là loại thực vật thân cỏ, sống lâu năm. Thân mọc thẳng, nhiều bẹ lá ôm sát vào nhau. Lá hình mũi mác thuôn dài về phía ngọn. Mặt lá nhẵn bóng màu xanh đậm và có mùi thơm đặc trưng. Củ gừng phát triển ngầm dưới mặt đất và có nhiều đốt, mỗi đốt có chứa những mầm non. Củ gừng có vỏ màu vàng nhạt, phần thịt củ chắc, có vị cay nồng đặc trưng.
Những tác dụng của gừng tươi
Tác dụng của gừng trong các món ăn: lá gừng, hay củ gừng thường được dùng để tẩm ướp, giảm mùi tanh, hăng của món ăn, đồng thời có tác dụng làm dậy mùi thơm cho từng món ăn, hoặc có thể chế biến thành mứt gừng.
Phòng ngừa các bệnh về sỏi mật: một số chất có trong gừng tươi như 6-Zingiberol, Ginger oil đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana–chất gây ra sỏi mật. Vì vậy, bổ sung gừng vào khẩu phần ăn một cách hợp lí, giúp bạn phòng và điều trị các bệnh về sỏi mật.
Giảm các triệu chứng về đau bụng kinh: một tách trà gừng nóng cùng một chút mật ong, sẽ làm những cơn đau thuyên giảm, giữ ấm bụng cho bạn, đồng thời làm cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn.
Tăng tuổi thọ: Thành phần chất cay của gừng có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa, vì vậy có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và có thể kéo dài tuổi thọ.
Chữa cảm lạnh: Một cốc trà gừng ấm nóng, hay một chiếc kẹo gừng, có thể giúp bạn giữ ấm cơ thể sau khi đi mưa, hoặc khi bạn đang bị cảm lạnh, từ đó ngừa các triệu chứng hắt hơi, xổ mũi,…
Điều trị huyết áp cao: trà gừng tác động tích cực tới các dây thần kinh ở chân giúp mạch máu được thư giãn và cân bằng được huyết áp, đồng thời có tác dụng ổn định huyết áp cho người trung niên, người cao tuổi,…
Giúp giảm căng thẳng, stress: chất Cineole có trong củ gừng giúp giải tỏa stress, và xua tan những áp lực, mệt mỏi, đồng thời tạo cho bạn cảm giác ngủ ngon giấc và sảng khoái hơn, từ đó giúp lấy lại được năng lượng tích cực sau những giờ làm việc căng thẳng.
Giảm cholesterol trong máu: trà gừng có tác dụng giảm Cholesterol máu, giảm các bệnh về tim mạch và huyết áp, rất tốt cho người già, hoặc những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch,…Vì vậy, việc bổ sung một lượng gừng tươi hợp lí vào khẩu phần ăn hàng ngày hoặc các loại trà uống, là điều vô cùng cần thiết.
Trị chứng hôi chân: một nhánh gừng tươi, kết hợp đun cùng với nước muối, có tác dụng làm sạch, ngăn ngừa các vi khuẩn, các bệnh ngoài da, đồng thời làm giảm và ngừa bệnh hôi chân, do cơ địa, hay do điều kiện làm việc bí bách.
Giúp mái tóc trở nên chắc khỏe hơn: các loại vitamin có trong gừng tươi, được ứng dụng đưa vào trong các loại dầu gội dược liệu, bởi chúng vừa an toàn, lành tính, giảm gãy rụng đồng thời giúp tóc chắc khỏe, và suôn mượt hơn.
Phòng ngừa và trị sâu răng: súc miệng bằng nước gừng ấm, hoặc sử dụng kem đánh răng dược liệu, có thành phần là gừng tươi, vừa có tác dụng làm chắc khỏe răng, làm sạch mảng bám, giúp cho hơi thở thơm mát, đồng thời phòng ngừa sâu răng, đặc biệt là cho trẻ em.
Cách sử dụng gừng như thế nào?
Công thức giảm cân: đập dập miếng gừng ra vừa phải sau đó cho vào khoảng 200ml nước nóng và thêm 1 muỗng mật ong, vừa có tác dụng thanh lọc cơ thể, vừa giảm cân an toàn và hiệu quả.
Công thức chữa đau xương khớp: gừng tươi 1kg, rượu 2 lít. Rửa sạch gừng, đập hoặc giã nát rồi cho vào bình ngâm với rượu trong khoảng 3 ngày hoặc lâu hơn. Mỗi ngày bạn lấy một ít rượu gừng để xoa bóp lên vùng lưng bị đau vào buổi tối trước khi đi ngủ. Kiên trì thực hiện theo cách này sẽ mang lại hiệu quả cao.
Công thức làm giảm căng thẳng, stress: Sử dụng rượu gừng để đắp vào vùng bụng, hoặc vùng vai gáy, sau đó tiến hành massage nhẹ nhàng và đều đặn khoảng 15-20 phút, sẽ giúp cơ thể được thư giãn, giảm mệt mỏi và âu lo.
Công thức trị rụng tóc: Sử dụng một vài lát gừng tươi, kết hợp cùng những thảo dược quen thuộc như quả bồ kết, lá hương nhu, vỏ bưởi, sả, chanh,…đun cùng trong một nồi nước, khoảng 20 phút, sau đó để nguội nước, rồi tiến hành gội như bình thường, kiên trì thực hiện, bạn sẽ có một mái tóc chắc khỏe và suôn mượt.
Những lưu ý khi sử dụng gừng tươi
Những người mắc các bệnh: thân nhiệt cao, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường hoặc những người bị say nắng, sốc nhiệt, tuyệt đối không được sử dụng gừng tươi.
Không được sử dụng gừng bị dập nát, vì thành phần độc tố trong đó, sẽ ảnh hưởng xấu đến những cơ quan của hệ tiêu hóa, gây ra một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư,…
Ngoài ra, cũng không nên sử dụng quá thường xuyên gừng tươi trong bữa ăn hàng ngày, bởi gừng có tính nóng.
Qua bài viết này, hi vọng mọi người đã có những hiểu biết nhất định về công dụng tuyệt vời của gừng tươi đồng thời đã biết cách sử dụng chúng sao cho an toàn và hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.