Cây lược vàng hay còn gọi là cây lan vòi, phổ biến ở những vùng có khí hậu ấm, nhiều bóng râm. Ở Việt Nam, cây xuất hiện nhiều nhất ở Hà Nội có tác dụng làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh. Những kiến thức về loài cây này sẽ được tinnhavuon bật mí trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm của cây lược vàng
Thân cây có chiều cao từ 50cm đến 1m, mọc thẳng đứng hoặc bò lan ra mặt đất. Thân màu tím, chia thành nhiều đốt cách nhau khoảng 3 – 10cm.
Lá lược vàng có màu xanh mướt, dài 30cm, rộng 4 – 5cm, mọc so le nhau. Lá có hình ngọn giáo, mặt trên có màu xanh đậm hơn mặt dưới, bề mặt nhẵn, không có răng cưa, gân lá mọc song song nhau.
Hoa lược vàng dạng dây, có màu trắng, mọc thành cụm từ 6 đến 12 hoa, mọc lẻ tẻ và rất nhanh tàn. Cuống hoa dài từ 1,5 – 3mm.
Công dụng của cây lược vàng ít ai biết
Phòng chống và điều trị ung thư: Với hoạt chất steroid có trong lược vàng, giúp sát khuẩn, tiêu viêm, ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển, bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh ung thư.
Chữa đau dạ dày: Cây lược vàng có chứa các hợp chất flavonoid với tác dụng chống viêm, giải độc, điều trị viêm dạ dày hiệu quả, ngăn ngừa các tác nhân gây hại cho dạ dày.
Ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm đau: Nhờ vào các thành phần flavonoid cùng một số nguyên tố vi lượng có trong cây lược vàng giúp giảm đau hiệu quả. Vì thế mà dùng lược vàng để chữa các bệnh về răng miệng rất thích hợp, bởi những chất kháng viêm tự nhiên trong lược vàng.
Ngoài ra, Flavonoid làm tăng độ bền của thành mạch máu, giúp vitamin C phát huy hết tác dụng của nó, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Chữa ho hiệu quả: Cây lược vàng có tác dụng chữa những cơn ho dai dẳng. Những khoáng chất trong lá sẽ giúp làm sạch cổ họng, giảm cảm giác đau rát ở thanh quản. Dùng lá lược vàng nhai trực tiếp để hấp thụ các dược chất, thải độc, loại bỏ các tác nhân gây viêm ở họng, chân răng,…
Có tác dụng chữa đau lưng: Hợp chất quercetin trong lá lược vàng giúp chữa trị và kiểm soát tình trạng bệnh đau lưng, xương khớp một cách hiệu quả.
Trị mụn: Các thành phần vitamin B2, vitamin PP và hợp chất triacyglyceride có tác dụng đào thải độc tố trong cơ thể, giảm viêm nhiễm trên da. Đặc biệt, có thể sử dụng lá lược vàng như một loại mỹ phẩm thiên nhiên, giúp cải thiện các vết mụn nhọt, bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại.
Phòng ngừa và chữa các triệu chứng dị ứng ở trẻ: Ngoài việc chữa trị các viễm nhiễm trên da, lược vàng còn có công dụng làm giảm đi tình trạng phát ban, các vết mẩn ngứa trên da.
Điều trị bệnh tiểu đường: Cây lược vàng có chứa hoạt chất flavonoid giúp ổn định đường huyết, cải thiện tình lượng đường trong máu tăng lên quá mức và ngăn chặn các biến chứng bị gây ra bởi bệnh.
Chống oxy hóa: Nhờ có tính oxy hóa mạnh của dược chất quercetin làm giảm sự hình thành các tế bào gây bệnh, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, tạo ra các lớp màng để bảo vệ mạch máu.
Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gout: Trong lá lược vàng chứa nhiều hoạt chất giúp đào thải các axit uric ra khỏi cơ thể, phòng ngừa các biến chứng của bệnh lên cơ thể.
Cách sử dụng cây lược vàng đơn giản đem lại hiệu quả cao
Ăn sống: Lá lược vàng rửa sạch, cắt miếng vừa miệng, thêm một chút muối trắng, nhai nát và nuốt lấy nước. Sử dụng 2 lần trong 1 ngày và liên tục ăn trong 2 đến 3 ngày. Ngoài ra, có thể giã lá lược vàng lấy nước rồi trộn thêm một chút giấm để uống, thay vì nhai sống. Bài thuốc này có tác dụng trị ho, đau rát cổ rất hiệu quả.
Nấu nước uống: Chuẩn bị 5 – 6 lá lược vàng tươi rồi đem rửa sạch với nước muối, sau đó cắt thành khúc nhỏ và cho vào ấm đun lấy nước uống. Uống trong khoảng 1 – 2 tháng để cải thiện tình trạng bệnh.
Ngâm rượu: Chuẩn bị 1 cây lược vàng tươi, hoặc 200g lá lược vàng khô rồi sau đó đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn. Ngâm với 2 lít rượu trắng trong 1 tháng và đem dùng. Cần uống đúng liều lượng và đúng thời gian để đạt hiệu quả tốt nhất. Một người chỉ cần uống 20ml rượu lược vàng trong 1 ngày là thích hợp nhất để cải thiện bệnh tật hoặc có thể xoa bóp các vết sưng, đau nhức.
Rượu lược vàng có tác dụng chữa đau lưng, đau nhức xương, tê bì chân tay, kháng viêm, sưng lợi. Thêm vào đó, bài thuốc này còn giúp người dùng có giấc ngủ tốt hơn, nâng cao tinh thần.
Làm thuốc đắp: Tùy thuộc vào vết mẩn ngứa, mụn nhọt to hay nhỏ, nhiều hay ít để định lượng số lá lược vàng cần dùng. Cây lược vàng rửa sạch, giã nát rồi lấy bã đắp lên vết thương.
Một số lưu ý khi sử dụng cây lược vàng:
Đối với hệ miễn dịch yếu, không nên sử dụng lá lược vàng để trị ho, bởi rất dễ dẫn đến dị ứng, phát ban, thậm trí sưng phù thanh quản.
Không nên sử dụng cây lược vàng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Khi mới sử dụng lần đầu cần có sự chỉ dẫn từ bác sĩ.
Hi vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được tác dụng của cây lược vàng, đồng thời giúp các bạn biết cách sử dụng chúng để chữa bệnh sao cho thật an toàn và hiệu quả.
Xem thêm:
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.