Theo phong tục truyền thống của nghi lễ ăn hỏi của người Việt thì ngoài sính lễ để đem sang nhà gái như trầu cau, bánh trái, trái cây, mứt, bánh cốm,… thì nhà trai sẽ chuẩn bị thêm một tráp nhỏ để đựng tiền được gọi là tiền nát. Vậy tiền nát trong đám cưới là gì và ý nghĩa của nó là như thế nào?
Tiền nát trong đám cưới là gì?
Tiền nát trong đám cưới hay còn được gọi là lễ nạp tài hoặc lễ đen, được hiểu như một món quà mà bên nhà trai sẽ trao cho nhà gái trong lễ ăn hỏi hoặc vào ngày rước dâu (Điều này sẽ tùy theo cách tổ chức cũng như phong tục tập quán ở từng địa phương), lễ nạp tài dành để bày tỏ lòng biết ơn nhà gái đã có công sinh thành và dưỡng dục cô dâu cho nhà trai.
Lễ này cũng thể hiện cho sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái cũng coi như sự đóng góp tiền của và công sức chăm lo của nhà gái cho cô dâu. Theo phong tục từ xưa thì tiền nát sẽ được bố mẹ của cô dâu trao lại cho hai vợ chồng son trước khi về nhà chồng để hai vợ chồng trẻ mua sắm đồ sính lễ cưới hỏi, quần áo và trang sức.
Lễ nạp tài (lễ đen) hiện nay vẫn được áp dụng trong đám cưới ở cả ba miền Bắc Trung Nam, áp dụng như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt.
Ý nghĩa của lễ nạp tài (tiền nát) là gì
Lễ nạp tài hay tiền nát có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo từng vùng miền nhưng chung quy lại thì sẽ có 3 ý nghĩa chính sau:
- Lễ nạp tài sẽ tượng trưng cho sự thách cưới của bên nhà gái đối với bên nhà trai trong ngày lễ ăn hỏi. Nhà gái sẽ đưa ra số sính lễ và số tiền thách cưới để nhà trai đáp ứng.
- Đây cũng được coi như một khoản tiền nhỏ mà nhà trai đóng góp với bên nhà gái cùng lo tổ chức lễ ăn hỏi và lễ cưới cho đôi vợ chồng trẻ.
- Những món đồ trang sức được họ hàng hai bên nhà trai, nhà gái dành cho cô dâu chú rể sẽ là vốn sau này để đôi vợ chồng son cùng nhau xây dựng tương lai, cùng nhau sống hạnh phúc.
Hình thức trình bày tiền nát
Ở miền Nam và miền Trung lễ nạp tài sẽ được cho vào bao lì xì đỏ có in chữ HỶ rồi mang sang bên nhà gái. Ở miền Bắc số lượng phong bì đỏ cho lễ nạp tài sẽ nhiều hoặc ít lại phụ thuộc vào số lượng bàn thờ và số lượng bát hương trên bàn thờ gia tiên của nhà gái. Tuy nhiên số lượng phong bì sẽ là số lẻ như 3, 5, 7.
Số tiền nạp tài mà nhà trai mang đến thường là từ 1 – 2 triệu đến 10 – 15 triệu tùy theo gia cảnh và sự thống nhất từ hai gia đình nhà trai nhà gái. Số tiền nạp tài được lựa chọn sẽ là số lẻ hoặc một số đẹp nào đó mà hai bên gia đình mong muốn để tượng trưng cho sự may mắn và sung túc.
Lễ vật đi cùng với lễ nạp tài bao gồm những gì?
Tùy theo phong tục của từng vùng mà bên cạnh số tiền nạp tài, khi sang bên nhà gái nhà lễ nhà trai sẽ cần mang theo thêm các sính lễ sau:
- Mâm trầu cau: Đây là một trong những sính lễ quan trọng không thể thiếu trong lễ nạp tài (lễ đen). Tường thì mâm trầu cau phổ biến nhất là gồm 100 quả cau và 100 lá trầu được dán chữ “Song Hỷ” cho từng quả để thể hiện sự trang trọng và may mắn.
- Mâm lợn sữa quay: Lợn sữa quay sẽ được trang trí đẹp cắt với hoa cắt giấy được gắn ở 4 chân lợn. Lợn sữa quay thì thường phổ biến ở miền Bắc. Miền Trung và miền Nam thì sẽ là gà luộc hoặc mâm xôi gấc.
- Mâm rượu, thuốc lá và trà: Sính lễ này ở mỗi miền sẽ hơi khác nhau một chút. Với mong muốn mang lại may mắn cho cô dâu chú rể thì miền Bắc hay chọn đi lễ với số lẻ, còn miền Nam sẽ chọn đi lễ với số chẵn biểu tượng cho sự có đôi có cặp, gắn bó bên nhau.
- Mâm bánh ngọt: Bánh phu thê là lễ vật phổ biến nhất trong đám cưới đám hỏi. Ngoài ra ở miền Bắc ngoài bánh phu thê có thể chuẩn bị thêm cả bánh cốm, miền Nam thì có thêm bánh gato,…
- Mâm trang sức: Về phần trang sức của cô dâu sẽ tùy theo điều kiện của từng gia đình, không quá bắt buộc theo quy chuẩn nào cả. Đối với đám cưới của miền Nam thì mâm trang sức sẽ có thêm mấn đội đầu và áo khoác của cô dâu.
Ngoài ra, gia đình hai bên nhà trai nhà gái sẽ phải chuẩn bị thêm những phong lì xì đỏ nhỏ dành cho đội hình bê tráp được gọi là tiền mua duyên. Số lượng người bê tráp và số lượng phong bì sẽ cân đối với nhau tùy theo sắp xếp của nhà trai và nhà gái.
Tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình mà số tiền mua duyên sẽ dao động từ 50.000 – 200.000 VNĐ/ bao lì xì. Kết thúc nghi lễ trao sính lễ, đội hình bê tráp của hai bên gia đình sẽ tự trao phong bì cho nhau.
Lễ nạp tài hay còn được gọi là tiền nát là một trong những nghi thức phổ biến quan trọng đối với ngày ăn hỏi của cô dâu. Lễ nạp tài không cần phải quá trang trọng hay quy mô mà chỉ cần thể hiện được sự chân thành nhất của nhà trai dành cho nhà gái và mong muốn chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ là đủ. Hi vọng bài viết trên đây của tinnhavuon sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về tiền nát trong đám cưới là gì, sính lễ đi kèm và ý nghĩa của nó như thế nào nhé!
Xem thêm:
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.