Các loại đất trồng cây thông dụng và ưu nhược điểm của chúng

Việt Nam vốn nổi tiếng với nhiều loại địa hình khác nhau. Chính vì thế, việc phân loại đất và hiểu rõ ưu nhược điểm của từng loại là vô cùng quan trọng đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam. Vậy hôm nay, qua bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn các loại đất trồng cây và ưu nhược điểm của từng loại

Đất trồng là gì? Thành phần của đất trồng

Các loại đất trồng cây thông dụng và ưu nhược điểm của chúng
Đất trồng là gì?

Để tìm hiểu về các loại đất trồng rau đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu xem đất trồng là gì? Đất trồng cây là lớp đất trên cùng của vỏ trái đất, chúng cung cấp dinh dưỡng, nước và oxi cho các loại cây trồng, giúp cây trồng đứng vững trên đó là không bị đổ ngã.

Thành phần chính của đất trồng cây gồm 3 phần đó là:

  • Phần rắn: có nhiệm vụ cung cấp chất hữu cơ và vô cơ cho cây trồng
  • Phần khí: có nhiệm vụ cung cấp các loại khí nitơ, CO2 và O2 cho cây
  • Phần lỏng: giúp cung cấp nước cho cây và giúp cây phát triển khỏe mạnh

Đất được xem là đất tốt nếu đảm bảo được tỷ lệ: 40% rắn, 30% khí và 30% nước.

Phân loại đất trồng và đặc điểm từng loại

Đất thịt

Các loại đất trồng cây thông dụng và ưu nhược điểm của chúng
Đất thịt được ứng dụng phổ biến trồng cây hoa màu hoặc cây ăn quả

Đất thịt bao gồm 3 phần chính là sét, mùn và cát chính vì thế đất thịt mang tính chất của cả đất cát và đất sét. Thành phần của đất thịt có đến 25- 50% là cát, 30 – 50% là mùn và 20 – 30% là sét.

Đất thịt thường có độ phì nhiêu cao nên chúng thường được dùng để trồng các loại rau hoặc cây ăn trái. Đất thịt có chế độ thấm nước, không khí và nhiệt độ thuận lợi cho quá trình trao đổi nên giúp việc cày bừa diễn ra thuận lợi hơn.

Ưu điểm của đất thịt là mềm mại do thành phần chủ yếu là cát và sét, có thể trồng đa số các loại cây và khi nén thành khối thì đất không bị vỡ. Tuy nhiên chúng có nhược điểm là khi tưới nước nhiều thì khiến đất dễ bị úng nước gây ủ dột cho cây trồng. 

Đất sét

Các loại đất trồng cây thông dụng và ưu nhược điểm của chúng
Đất sét thích hợp trồng lúa, cà chua,…

Đất sét có thành phần chủ yếu 50% là đất sét, 50% còn lại sẽ bao gồm cát và mùn, là loại đất có tính dính và dẻo có thể tạo được những cục cứng khi khô nên đất sét còn được dùng trong việc nặn các đồ nung như gốm, sứ,… 

Ưu điểm của đất sét là giúp giữ nước, tích lũy nhiều mùn hơn đất cát và ít bị rửa trôi. Khả năng ổn định nhiệt độ cửa đất sét cũng tốt nhất. Do chứa nhiều keo nên chúng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng rất tốt. Đất sét có thể tích lũy được nhiều chất hữu cơ hơn do độ phân giải chúng trong đất sét diễn ra chậm

Nhược điểm của đất sét chính là khó thấm nước, người dân sẽ phải tốn nhiều công sức trong việc làm đất bởi vốn dĩ trong chúng rất nghèo chất hữu cơ. Đất sét dễ bị nứt nẻ, khô cứng nếu tình trạng khô hạn xảy ra.

Chúng ta có thể áp dụng trồng các loại cây ưa nước đối với đất sét như trồng lúa, các loại rau như bông cải xanh, đậu, khoa tây, khoai lang, củ cải, cà chua, bầu bí,….

Đất cát

Các loại đất trồng cây thông dụng và ưu nhược điểm của chúng
Đất cát thích hợp trồng các loại hoa, dưa hấu, khoai lang,…

Đất cát là loại đất chiếm đến 80% là cát, 20% còn lại là mùn và sét. Đất cát có khả năng thấm nước nhanh, tuy nhiên mức độ giữ nước và phân bón lại kém kém, mùn và dưỡng chất trong đất cát nghèo nàn khiến chúng bị rời rạc khi khô và dễ bị bí khi không có nước.

Ưu điểm của đất cát là dễ thấm nước nhờ các hạt cát có khe hở lớn. Đất cát rất thoáng khí do kẽ hở lớn giúp các loại sinh vật háo khí hoạt động tốt và là loại đất dễ cày bừa.

Nhược điểm của đất cát là giữ nước và phân kém gây nên tình trạng khô nứt, thường bị rời rạc, bí, chất dinh dưỡng nghèo nàn và độ mùn ít do chất hữu cơ bị phân giải nhanh.

Các loại cây thích hợp nhất để trồng trên đất cát là các loại hoa như oải hương, thược dược, dưa hấu, cam, bưởi, táo,… bạch đàn, phi lao bởi những loại này có bộ rễ khỏe và bám chặt vào đất, lượng nước tưới không cần nhiều.

Đất phù sa

Các loại đất trồng cây thông dụng và ưu nhược điểm của chúng
Đất phù sa là loại đất trồng cây ăn quả, hoa màu nhiều chất dinh dưỡng nhất

Đất phù sa được xem là loại đất chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, chúng được hình thành từ đất thịt và đất mùn. Thành phần chủ yếu gồm 80% đất thịt, còn lại là cát non và mùn nên rất thích hợp để canh tác, trồng hoa màu, rau củ và cây ăn trái với nhiều ưu điểm như:

+ Giúp cây hấp thụ nhanh chất dinh dưỡng

+ Khả năng giữ nước lâu khiến đất luôn ẩm và không bị ngập úng

+ Giàu dinh dưỡng độ giàu các chất vô cơ, hữu cơ*, vi sinh vật có lợi, các dưỡng chất như Ca, Mg luôn cao hơn so với Na, K.

+ Đất phù sa với độ tơi xốp cao do có lượng vi sinh vật dồi dào

+ Không lẫn tạp chất và có thể dùng làm chất nền cho thực vật bám rễ, hút chất dinh dưỡng và hút nước nuôi khối thân lá, hoa, quả

Đất hữu cơ

Các loại đất trồng cây thông dụng và ưu nhược điểm của chúng
Đất hữu cơ thích hợp trồng các loại cây rau, đặc biệt là trồng thùng xốp

Đất hữu cơ là loại đất có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên. Thường dùng để làm đất nền cho các loại cây cảnh và các loại rau. Thành phần chính bao gồm vỏ cây, đá nhỏ, than bùn, lá khô… .

Ưu điểm của đất hữu cơ là thích hợp khi mới trồng cây, giúp bổ sung khoáng chất, tăng thêm độ tơi xốp giúp rễ cây thống thoáng và phát triển. Thành phần của đất là trung tính, không nhiều thành phần thịt hay sét như đất thịt, không có quá nhiều cát non như đất phù sa

Nhược điểm của đất hữu cơ chính là do đất hữu cơ là than bùn thì khi thời tiết mưa dài ngày, than bùn sẽ rời vào cảnh thừa nước không tốt cho cây. Và ngược lại nếu trời nắng dễ bị mất nước. Nếu là cây khô thì mới đầu khi tưới lá còn bóng dẫn đến nước bị trôi, về sau khi lá mùn ra thì thoát nước lại gặp khó khăn

Đất sạch hữu cơ thích hợp trồng các loại rau như rau xà lách, rau cải, rau muống, hẹ, diếp cá, hẹ, quế, cải bó xôi,…

Đất đen

Các loại đất trồng cây thông dụng và ưu nhược điểm của chúng
Đất đen chứa nhiều chất dinh dưỡng có trên bề mặt

Đất đen bao gồm mùn và đạm là lớp đất bề mặt ở ruộng vườn, có bề dày tính từ trên xuống dưới khoảng 20 – 80 cm, đây là loại đất dùng trồng cây công trình phổ biến rất giàu các loại khoáng chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây phát triển rất tốt.

Ưu điểm của đất đen chính là  loại đất rất giàu chất dinh dưỡng với hàm lượng mùn, đạm và lân cao với tỷ lệ 70/100. Đất đen có thành phần thịt cơ giới trung bình và thịt nặng vì vậy có độ màu mỡ cao có thể thay thế phân bón hoá học để trồng cây. Hơn thế nữa, loại đất này còn chứa nhiều khoáng chất hữu cơ, giúp giữ ẩm tốt

Có thể sử dụng đất đen để trồng nhiều loại cây như thuốc lá, các loại đậu đỗ, bông vải, bắp… cà phê, chuối, cây ăn trái… hay các loại cỏ cảnh.

Nhược điểm duy nhất của đất đen đó là giá thành khá cao

Đất đỏ Bazan

Đất đỏ Bazan được hình thành từ núi lửa phun trào và trải qua thời kỳ phong hóa, là loại đất đặc trưng của núi đồi Tây Nguyên.

Thành phần của đất đỏ Bazan rất đa dạng phần lớn sẽ là đất thịt và phần nhỏ là cát, sét. Đất đỏ Bazan có màu nâu đỏ rất dễ nhận biết, đất có độ PH thấp, hàm lượng chất hữu cơ thấp tuy nhiên lại rất giàu sắt, oxi và nhôm. Cũng có thể coi đất đỏ là một loại đất chua với khả năng giữ ẩm tốt và thích hợp để trồng cây công trình.

Các loại đất trồng cây thông dụng và ưu nhược điểm của chúng
Đất đỏ bazan thích hợp trồng cây công trình hoặc cây ăn quả lâu năm

Ưu điểm của đất đỏ Bazan là có hàm lượng sắt, nhôm, tính acid và vôi cao. Hơn thế nữa đất Bazan còn rất tơi xốp, mịn, thoát nước tốt và độ thoáng khí cao nên rất thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm, rau và cây ăn trái như cà phê, hồ tiêu, chè, điều, rau cải, sầu riêng, cam, quýt…

Tuy nhiên, nhược điểm của đất bazan là khi thiếu nước đất sẽ bị rời rạc, khô nứt nên chúng ta cần bổ sung nước và dưỡng chất cho đất thường xuyên để đảm bảo tốc độ pát triển và sinh trưởng của cây trồng.

Trên đây là 1 số loại đất phổ biến được sử dụng nhiều trong nông nghiệp Việt Nam. Chắc hẳn sau bài viết này chúng ta đã trau dồi thêm được các kiến thức về các loại đất và lựa chọn loại cây trồng phù hợp cho từng loại.

4.7/5 - (4 bình chọn)