Hoa cẩm tú cầu – quả cầu đa sắc mang nhiều ý nghĩa đặc biệt

Cẩm tú cầu là loài hoa vừa có hương sắc vừa là những vị thuốc tuyệt vời sau khi được điều chế trong các bài thuốc Đông y. Và ngày hôm nay chúng ta hãy cùng Tin nhà vườn khám phá vẻ đẹp cũng như cách trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu này nhé!

Nguồn gốc và đặc điểm của cẩm tú cầu

Nguồn gốc: Cẩm tú cầu có tên khoa học là Hydrangea là loài thực vật có hoa, nằm trong họ Tú cầu, thuộc vùng ôn đới ấm của vùng bản địa Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á và châu Mỹ.

Đặc điểm hoa tú cầu: Cẩm tú cầu là loài cây sống lâu năm, thuộc thân gỗ, sống dạng bụi, với chiều cao trung bình từ 30cm – 100cm, ưa bóng râm và phát triển tốt với khí hậu mát mẻ từ 15 – 25 độ C.

Thân có màu xanh giống như màu lá và sẽ chuyển sang màu nâu khi già đi và dần dần hóa gỗ. Trên cùng một gốc có thể mọc nhiều nhánh, cành.

Hoa cẩm tú cầu – quả cầu đa sắc mang nhiều ý nghĩa đặc biệt
Hoa cẩm tú cầu màu xanh rất quen thuộc

Cẩm tú cầu rất ưa nước. Rễ cây thuộc dạng rễ chùm, phát triển nhanh, lan rộng và hút nước mạnh.

Là thực vật có dạng lá đơn, màu xanh đậm, hình tròn bầu với độ rộng khoảng 4 – 5cm, dài khoảng 3 – 4cm thuôn nhọn ở đầu và dẹt dần ở phía đuôi. Lá ráp với nhiều đường gân xương cá nổi, trên bề mặt có một lớp lông mỏng, có răng cưa ở mép, mọc đối xứng nhau.

Hoa cẩm tú cầu có nhiều màu sắc, ban đầu thường có màu trắng sau chuyển dần thành các màu lam, hồng nhạt, hồng, tím, đỏ,… tùy thuộc vào độ pH của đất. Hoa thuộc dạng chùm tạo thành khối cầu lớn, mọc trên đỉnh của cây hoặc mọc ở các nách lá rất bắt mắt.

Hoa cẩm tú cầu – quả cầu đa sắc mang nhiều ý nghĩa đặc biệt
Tùy thuộc vào độ pH của đất mà hoa cẩm tú cầu sẽ có màu sắc khác nhau

Với đất có độ axit cao, bón phân lâu ngày mà không được cải tạo, độ pH dưới 5,5 thì hoa tú cầu sẽ cho hoa màu xanh. Độ pH càng thấp thì hoa càng xanh.

Với đất có độ pH lớn hơn 5,5 thì hoa sẽ ra màu hồng. Với đất trung tính thì cẩm tú cầu sẽ ra hoa màu trắng.

Chùm hoa là sự gắn kết của hàng chục bông hoa nhỏ nhắn, xinh xắn có bốn cánh giống như những cánh bướm. Cẩm tú cầu thường có nhiều loại, nở hoa quanh năm và nhiều nhất là vào mùa xuân hoặc mùa hè.

Hoa cẩm tú cầu – quả cầu đa sắc mang nhiều ý nghĩa đặc biệt
Bông cẩm tú cầu vừa nở thường có màu nhạt hơn
Hoa cẩm tú cầu – quả cầu đa sắc mang nhiều ý nghĩa đặc biệt
Vườn hoa cẩm tú cầu là địa điểm check in lý tưởng của các bạn trẻ hiện nay

Phân loại cẩm tú cầu

Cách phân loại chủ yếu hiện nay là dựa theo màu sắc của hoa, chúng ta có: hoa tú cầu hồng, tím, trắng,…

Phân loại theo kích thước lá, có giống hoa tú cầu lá to, hoặc lá nhỏ.

Ngoài ra, cũng có thể phân biệt dựa vào địa điểm của vùng trồng hoa: như Đà Lạt, Lâm Đồng,…

Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc hoa tú cầu cho bông to, đẹp

Hoa cẩm tú cầu – quả cầu đa sắc mang nhiều ý nghĩa đặc biệt

Có thể trồng hoa cẩm tú cầu bằng hạt hoặc bằng nhánh, tuy nhiên cách trồng hoa tú cầu thông dụng nhất là trồng bằng nhánh bởi cách làm này đơn giản và đem lại hiệu quả cao hơn.

Lựa chọn thời điểm trồng: Thời điểm trồng tú cầu hiệu quả nhất là vào đầu mùa xuân hoặc mùa thu vì thời tiết những mùa này rất mát mẻ, ẩm ướt, phù hợp cho cây phát triển.

Chuẩn bị đất trồng: Chúng ta nên lựa chọn loại đất thịt, màu mỡ, và đảm bảo có nhiều chất dinh dưỡng. Nếu như bạn trồng hoa tú cầu trong chậu thì phải đảm bảo chậu có các lỗ để thoát nước cho cây.

Cách trồng hoa cẩm tú cầu tại nhà đơn giản:

Hoa cẩm tú cầu – quả cầu đa sắc mang nhiều ý nghĩa đặc biệt

Đầu tiên, cắt nhánh dài khoảng 30 – 40cm, có nhiều búp, có màu nâu gỗ, to khỏe, có lá tươi tốt, đem ngâm trong nước sau đó cắm vào đất ẩm. Dùng cọc tre để buộc cố định cành giâm và đem vào chỗ nắng nhẹ.

Đến khi cây phát triển tốt, mọc nhiều chồi mới thì có thể đánh ra chỗ đất mới để trồng.

Tưới nước:  Cần tưới nước đầy đủ và thường xuyên và đảm bảo hệ thống thoát nước, để tránh ngập úng. Thời điểm tưới nước tốt nhất là trước 9h sáng. Nên trang bị thiết bị phun sương vào mùa hè để đảm bảo cho tú cầu luôn sống trong khí hậu mát mẻ, không bị nắng hạn của mùa hè làm cháy lá. Tiến hành xây dựng các hệ thống giàn che, hệ thống tưới phun sương để nâng cao hiệu quả tưới nước.

Chế độ phân bón chăm sóc cây cẩm tú cầu:

Tùy theo kích thước của cây mà bón từ 1 đến 2 lần trong năm, vào cuối đông hoặc đầu xuân. Đối với cây mới trồng, 6 tuần sau khi trồng mới bón phân để tránh gây nguy hại cho cây.

Hoa cẩm tú cầu – quả cầu đa sắc mang nhiều ý nghĩa đặc biệt
Cách trồng hoa cẩm tú cầu rất đơn giản

Loại phân bón và liều lượng sử dụng cần tuân theo đúng chỉ dẫn để đem lại hiệu quả cho cây, đồng thời tránh hiện tượng lạm dụng phân bón, ảnh hưởng xấu đến năng suất ra hoa của cây.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây: 

Thường xuyên cắt tỉa để cây ra những chồi mới, khỏe mạnh, và tạo cho hoa không gian thoáng mát để sinh trưởng, cho năng suất cao hơn.

Một số bệnh thường gặp trên hoa cẩm tú cầu: bệnh phấn trắng, đốm lá, héo lá, chúng xuất hiện khi cây bị thiếu dinh dưỡng, vì vậy phải luôn đảm bảo cho tưới nước và bón phân định kỳ để cây có thể kháng bệnh tốt.

Hi vọng, bài viết hôm nay sẽ đem lại cho các bạn những kiến thức bổ ích nhất về loài hoa cẩm tú cầu, cũng như giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách trồng và chăm sóc chúng, để làm đẹp hơn cho khu vườn và không gian sống của gia đình mình.

Xem thêm:

5/5 - (3 bình chọn)