Đất nước Việt Nam của chúng ta đã được thiên nhiên ưu đãi với thảm thực vật vô cùng phong phú với hơn 3800 các loại cây có thể chế biến ra thành thuốc. Trải qua hằng nghìn năm lịch sử, cha ông ta đã tìm tòi và nghiên cứu ra các bài thuốc nam để chữa bệnh cho dân. Và khi nhắc đến các bài thuốc nam thì chúng ta không thể không kể đến một loại cây thuốc quý, đó chính là cây ngải cứu. Vậy ngải cứu chữa bệnh gì?
Những tác dụng của cây ngải cứu luôn vô cùng rộng rãi, theo như sách y học cổ truyền thì đây là một cây thuốc nam rất thân thiện với sức khỏe, nó giúp chữa các bệnh như: điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, an thai, trị mụn nhọt, lưu thông máu lên não…
Điểm lại mốt số đặc điểm của cây ngải cứu
Ngải cứu mọc hoang như các loại cỏ dại, dễ bị nhầm lẫn nên phân biệt được cây ngải cứu là việc cần thiết. Cây ngải cứu trong dân gian còn được biết đến với cái tên gọi thân thương như cây giải cảm, cây thuốc cứu, cây thuốc cao hay ngải điệp…Ngải cứu có tên khoa học Artemisia vulgaris L. thuộc họ Cúc Asteraceae
Ngải cứu là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Tương tự như các loài cây họ cúc khác, lá ngải cứu mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm, mặt dưới kém xanh hơn có màu trắng tro, nhiều lông nhung. Cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, có thể trồng quanh nhà làm thuốc.
Và chắc hẳn rằng để miêu tả cây ngải cứu, người ta sẽ đặc biệt ấn tượng với mùi hương của loài cây này ( mùi hăng nồng, vị đắng ).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngải cứu có chứa các polyphenol có lợi cho sức khỏe như flavonoid, các axit amin cholin, andenin. Các chất đó có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, kháng viêm, sát khuẩn, cầm máu, điều hòa khí huyết, kinh nguyệt v.v…
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian dùng để chữa bệnh từ lá ngải cứu. Mọi người cùng tham khảo nhé !
Những công dụng cực tốt của cây ngải cứu đến sức khỏe con người
Làm thuốc điều hòa kinh nguyệt
Đau bụng kinh từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của bao chị em phụ nữ. Lá ngải cứu sẽ giúp chu kì kinh nguyệt của chị em trở nên suông sẻ hơn, các triệu chứng đau bụng, kinh nguyệt không điều sẽ giảm rõ rệt nếu dùng lá ngải cứu hãm trong nước và uống như trà mỗi ngày trong 1 tuần trước kì kinh nguyệt.
Cụ thể như sau, một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà,chia 1 ngày 3 lần uống và uống nó hằng ngày. Bạn cũng có thể uống dưới dạng cao đặc 1-4g hoặc dạng bột 5-10g.
Nếu bạn đang gặp tình trạng kinh nguyệt, hãy dùng 10g ngải cứu khô sắc với 200ml nước cô còn 1/2, cho thêm chút đường uống uống mỗi ngày 2 lần. Bạn cũng có thể uống gấp đôi liều, nhưng khi cảm thấy đỡ mệt, kinh đỏ thì uống ít đi nhé ( thông thường thì 1-2 ngày sau sẽ thấy hiệu quả ).
Ngải cứu với bà bầu – Giúp an thai
Ngải cứu có tốt cho bà bầu không? Ăn rau ngải cứu khi mang thai có tốt không? Và rất nhiều câu hỏi khách liên quan đến bà bầu, mang thai rất được nhiều người quan tâm, không chỉ mỗi chị em đang mang thại.
Bạn yên tâm là ngải cứu không có tác dụng kích thích tử cung, vì vậy ăn ngải cứu khi mang thai an toàn cho bé, không bị sảy thai.
Những người mang thai thường bị chứng đau bụng, ra máu. Trong trường hợp này, hãy áp dụng như sau : lá ngải cứu 16gr và lá tía tô 16gr sắc với 600ml nước cho đến khi chỉ còn 100ml, uống 3-4 lần trong ngày.
Với phương pháp này sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nhanh chóng và rất đáng kể.
Ngải cứu bổ não, giúp lưu thông máu lên não
Nếu khẩu phần ăn hàng ngày có món trứng rán vừa ngon, rẻ lại dễ làm thì sẽ giúp lưu thống máu lên não.
Nguyên liệu: Ngải cứu, trứng gà, gia vị
Cách làm: Lá ngải cứu cắt nhỏ, đánh tan với 1 quả trứng gà, bỏ thêm hạt nêm và các gia vị khác sao cho vừa miệng ,đổ vào chảo rán vàng, ăn với cơm, hoặc ăn không đều được.
Trị mụn, mẩn ngứa từ rau lá ngải cứu
Với khả năng kháng viêm sát khuẩn, ngải cứu được sử dụng rất hiệu quả trong việc trị mụn. Bằng việc hằng ngày, giã lá ngải cứu tươi đã được rửa sạch, sau đó đắp lên da trong vòng 15-20 phút rồi rửa sạch, như thế thôi cũng giúp bạn có được làn da trắng mịn.
Đối với việc trị mẩn ngứa ( thường gặp ở trẻ ), có thể nấu nước tắm cho trẻ hoặc lấy nước ngải bôi lên vùng bị hăm tã.
Ngải cứu giúp chữa chữa đau lưng hiệu quả
Đau lưng cũng được cải thiện khi sử dụng các món ăn chế biến từ cây ngải cứu. Nhờ vào các axit amin có lợi bên trong lá ngải cứu mà các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất sẽ diễn ra trôi chảy làm giảm triệu chứng đau nhức hằng ngày.
Bên cạnh thuốc chữa bệnh đau lưng dùng bên ngoài thì việc kết hợp thuốc uống bên trong có tác dụng hiệu quả trong việc chữa đau lưng dứt điểm.
Bạn cần chuẩn bị 300g ngải cứu và 2 muỗng cà phê mật ong.
Cách bước thực hiện là đem ngải cứu rửa sạch, rồi giã nát, cho thêm 2 muỗng cà phê mật ong, sau đó vắt lấy nước uống vào buổi trưa và buổi chiều. Uống trong 1 – 2 tuần sẽ có tác dụng chữa đau lưng.
Một cách khác là bạn chỉ việc lấy lá ngải cứu đem xào cùng với dấm rồi đặt lên giường, có thể lót túi nilon hay lá chuối sau đó đặt lưng nằm lên ngải cứu. Hay bạn có thể nằm sắp rồi đắp trực tiếp lên vùng lưng. Thực hiện cách này 3-4 lần, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Cây ngải cứu đã không còn xa lạ gì với chúng ta, song song với những tác dụng to lớn đối với sức khỏe, chúng ta cũng cần tìm hiểu về những lưu ý khi sử dụng ngải cứu để thu được hiệu quả tốt nhất. Trên đây là những bài thuốc dân gian chữa bệnh từ ngải cứu, hy vọng phần nào giúp các bạn có một sức khỏe tốt hơn!
Xem thêm:
- Những công dụng của cây rau muống
- Rau mồng tơi có tác dụng gì?
- Ngạc nhiên với những công dụng không ngờ từ những cây rau thơm
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.