Mướp đắng xuất hiện ở Việt nam từ thế kỉ 15 và được sử dụng phổ biến bởi chúng mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vậy tác dụng của mướp đắng là gì, cách sử dụng như thế nào cho phù hợp, những ai không nên ăn mướp đắng?
Quả mướp đắng là gì ? Đặc điểm của mướp đắng
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, thuộc thực vật thân leo, có họ với bầu bí, dưa chuột.
Quả có màu xanh, dạng thuôn dài và nhỏ dần về 2 dầu, bên ngoài nhăn nheo, nổi những nốt sần to nhỏ. Khi chín, quả chuyển sang màu cam, mềm, hạt bên trong màu đỏ, có màng bao quanh như hạt gấc.
Lá mướp đắng có chiều rộng khoảng 4 – 12cm, bền mặt có 3 – 7 thùy phân cách xẻ sâu, xung quanh có lớp lông trắng. Mướp đắng là loại cây rất dễ trồng, hay mọc hoang, chịu nắng tốt và cực kì sai quả.
11 Tác dụng của mướp đắng tuyệt vời
Lá, hoa, quả mướp đắng vừa là những nguyên liệu chế biến món ăn, vừa là những bài thuốc Đông y có lợi cho sức khỏe. Ăn nhiều mướp đắng hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa các bệnh ung thư, giúp giảm cân và cholesterol.
Sử dụng làm thực phẩm:
Khổ qua là một trong những nguyên liệu chính để làm nên những bát canh giải nhiệt mùa hè này. Tùy theo sở thích, có thể nấu mướp đắng với thịt hoặc làm gỏi,… đều đem lại hương vị thơm ngon, dễ ăn mà lại rất có ích cho sức khỏe.
Làm trà uống:
Trà mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm sốt và tăng cường sức đề kháng, phù hợp trong thời tiết nóng nực của mùa hè. Nếu như không có thời gian cho việc chế biến món ăn với mướp đắng thì có thể pha trà để uống, vừa an thần, giảm stress.
Giảm cân an toàn
Ngoài ra, trà làm từ mướp đắng còn có tác dụng giúp giảm câm tự nhiên, không gây tổn hại tới sức khỏe. Mướp đắng chứa nhiều chất xơ, ít calo nên rất hữu hiệu cho việc giảm mỡ bụng, làm cho hoạt động của hệ tiêu hóa chậm hơn, tạo cảm giác no và không còn thèm ăn nhiều.
Hỗ trợ giảm lượng đường trong máu
Mướp đắng có chứa glycoside, ngăn cản các tác nhân gây ra bệnh tiểu đường. Đặc biệt, khổ qua còn làm insulin của tuyến tụy tiết ra nhiều hơn, giúp giảm hấp thụ glucose ở ruột, rất tốt để hỗ trợ điều trị bệnh cho người bị tiểu đường.
Giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư:
Các chiết suất từ mướp đắng có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển các các tế bào ung thư ở dạ dày, ruột, vòm họng và các tế bào ung thư vú.
Giảm cholesterol:
Mướp đắng có tác dụng loại bỏ các cholesterol xấu, làm giảm các mảng bám chất béo tích tụ tỏng động mạch, tránh cho tim phải co bóp nhiều để bơm máu cho các cơ quan.
Cải thiện tình trạng sỏi thận:
Mướp đắng có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm nồng độ acid có trong nước tiểu, giúp phá vỡ các viên sỏi có trong thận, giảm đau do sỏi thận gây ra.
Làm đẹp da:
Những tinh chất tự nhiên có trong mướp đắng rất tốt cho da, giúp điều trị mụn trứng cá, vảy nến, làm da trông sáng hơn.
Cải thiện sức khỏe cho xương:
Vitamin K có trong mướp đắng giúp kháng viêm, giảm đau và rất có ích cho những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp.
Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch:
Mướp đắng giúp bảo vệ hệ miễn dịch khỏi bệnh tật và những vi khuẩn gây bệnh, cải thiện chứng khó tiêu và trào ngược dạ dày.
Tác dụng giúp sáng mắt từ quả mướp đắng:
Được đánh giá cao với khả năng cải thiện thị lực bởi thành phần vitamin A và beta – carotene có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ mắt, ngăn ngừa các bệnh về đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
Ăn mướp đắng nhiều có tốt không?
Gây tình trạng thiếu máu nếu sử dụng quá nhiều.
Gây nôn mửa, tiêu chảy nếu sử dụng nhiều mướp đắng trong thời gian dài.
Dễ xảy ra tương tác giữa thuốc Tây y và mướp đắng.
Chất vicine trong mướp đắng sẽ làm men gan tăng cao, gây chóng mặt, choáng váng nếu sử dụng quá nhiều.
Chính vì vậy mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn 2 quả mướp đắng và ăn tối đa 4 lần 1 tuần để đảm bảo cho sức khỏe của gia đình mình nhé.
Những đối tượng không nên sử dụng mướp đắng:
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết, làm hư thai. Một số chất trong mướp đắng có độc tính đối với sữa mẹ nên phụ nữ cho con bú không nên sử dụng mướp đắng.
Trẻ dưới 5 tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ còn quá yếu nên hạn chế cho trẻ uống trà mướp đắng bởi chất vicine có trong mướp đắng gây ảnh hưởng tới trẻ.
Người bị huyết áp thấp: Những người bị huyết áp thấp không nên sử dụng vì có thể gây choáng váng, chóng mặt.
Người có tiền sử bị bệnh gan: Trà mướp đắng có thể dẫn đến men gan tăng cao nếu uống quá nhiều.
Với bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã có cho mình những kiến thức thú vị về loài dược liệu thiên nhiên này. Với những công dụng tuyệt vời đã kể trên, và những thông tin mà bài viết cung cấp, hi vọng bạn đã nắm được hết các tác dụng của mướp đắng và sử dụng chúng 1 cách đúng an toàn và hiệu quả.
Xem thêm:
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.