Rau cải là một loại thực phẩm rất phổ biến ở trên thị trường Việt Nam. Hiện nay rau cải nói chung ( có thể là họ cải, họ dền, họ cúc ) có rất nhiều giống khác nhau được trồng, du nhập vào nước ta. Mỗi loại cải có một tính chất riêng vị riêng và công dụng riêng. Để giúp các bạn nắm bắt được những thông tin và phân biệt về loài cải này. Tinnhavuon xin được giới thiệu đến các bạn các loại rau cải được trồng, bán phổ biến trên thị trường.
Rau cải xanh
Có rất nhiều người chưa phân biệt được các loài cải, nên thường gọi chung là rau cải xanh. Rau cải xanh không phải là tên gọi 1 loài cải cụ thể nào đó. Mà nó được gọi chung cho rất nhiều loài khác nhau trong họ cải như cải ngọt, cải thìa, cải chíp… Các bạn nên chú ý điều này nhé. Còn sau đây nhà vườn sẽ nêu ra đặc điểm, hình ảnh, tính chất từng loài cải cho các bạn dễ nhận biết và hình dung.
Rau cải ngọt
Cải ngọt là loài rất phổ biến tại nước ta. Rau cải ngọt có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung quốc. Cải ngọt có thân tròn, chiều cao trung bình từ 20-40 cm. Đặc điểm lá tròn trên đỉnh và hẹp dần xuống gốc. Nếp lá phẳng không nhăn.
Cải ngọt có hoa màu vàng tươi. Có quả dài từ 4- 10 cm. Cải ngọt được trồng thường xuyên quanh năm.
Cải ngọt có các chất dinh dưỡng như: aibumin, Vitamin B, đường, Canxi, photpho, Sắt…. Thường được chế biến thành các món luộc, xào, nấu canh.
Rau cải cúc
Mặc dù có tên là cải cúc, nhưng loài rau này không nằm trong họ cải, cải cúc nằm trong họ cúc cùng với rau ngải cứu. Ngoài ra cải cúc có một số tên gọi khác như, tần ô, rau cúc, cúc tần ô. Cải cúc cũng có nhiều giống khác nhau: Cải cúc nếp và cải cúc tẻ. Trong đó cải cúc nếp có lá màu xanh hơi vàng, rãnh răng cưa xẻ không sâu, giống nhỏ và thấp hơn cây cải cúc tẻ.
Người ta thường thu hoạch cây cải các khi còn nhỏ để dùng làm thực phẩm. Nếu để cây phát triển cải cúc có thể cao lên tới gần 1m.
Đặc điểm của cải cúc là lá ôm vào thân, xẻ như hình lông chim. Khi còn non lá thường có màu xanh nhạt. Khi lớn cây có hoa màu vàng rực.
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của cải cúc là vitamin, caroten, canxi (Ca), phốt pho (P), sắt(Fe), chất xơ thô choline và một số thành phần khác.
Cải cúc thường dùng để nấu canh hoăc ăn lẩu là chủ yếu.
Có thể nói rằng rau cải cúc cực kì dễ trồng, dễ chăm, dễ sống và nhanh được thu hoạch.
Rau cải thìa, cải chíp, cải bẹ trắng
Cải thìa, cải chíp cả bẹ trắng là 3 tên gọi khác nhau nhưng cùng chung 1 loài này. Cải thìa có cuống dày hình giống cái thìa. Có thể cao lên tới 20cm. Cuống cải thìa có khá nhiều gân và chứa nhiều nước.
Cải thìa có vị ngọt, tính mát. Dinh dương trong cải thìa khá cao. Trong 30gr cải thìa có lên tới 20kcal. Chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng như: kali, axit folic, Vitamin A và C. Đặc biệt chứa nhiều glucosinolat.
Rau cải bẹ xanh
Cải bẹ xanh cũng có nhiều tên gọi khác nhau như: cải cay, cải đông dư, cải canh…
Đặc điểm của cải bẹ xanh: có thân to, nhỏ khác nhau. Lá có màu xanh đậm hình tròn trụ cũng có loại lá hình quạt và nhăn như mào gà.
Cải bẹ xanh có vị cay, đắng tính ôn, đa phần được dùng để muối dưa và nấu canh, đặc biệt là canh cá.
Thành phần dinh dưỡng mà cải bẹ xanh mang lại cho cơ thể là: Vitamin A, B, C.. Kali. magie, canxi… trong 100g cải bẹ xanh có thể chưa lên tới 27 kcal.
Rau cải ngồng
Cải ngồng là loài khá đặc biệt so với một số loài cải khác. Phần thân non của cải ngồng mọc cao hẳn lên, lá xòe ra giống hình cánh quạt. Cải ngồng có hoa màu vàng. Có vị cay nhẹ và đắng. Phù hợp với các món xào hoặc luộc cũng rất ngọt.
Trong cây cải ngồng có nguồn dinh dưỡng khá là cao như calo, protein, và rất ít chất béo. Ngoài ra nếu bổ sung thường xuyên cải ngồng vào thực đơn ăn uống sẽ giúp bạn tăng cường hàm lượng Vitamin A, B,C. Rất tốt cho mắt và chống oxi hóa.
Rau cải bắp
Rau cải bắp hay bắp cải là một loài rau cuốn lá theo hình cầu đặc điểm rất dễ nhận biết. Mỗi bắp cải có khối lượng trung bình từ 0,5 – 3 kg.
Thành phần dinh dưỡng chính của bắp cải là: Đường, chất xơ, natri, kali, canxi, magie mà vitamin A, C, B1.
Rau cải bắp có thể dùng để muối dưa. Làm các món salat, hay nấu canh, xào luộc.
Rau cải thảo
Cải bao, Cải cuốn, Bắp cải tây đều là tên gọi chung của rau cải thảo. Cải thảo cũng là dạng cuốn lá như cải bắp. Tuy nhiên cải thảo cuốn lá theo hình tròn trụ. Lá ngoài có màu xanh đậm càng vào lớp trong thì màu nhạt dần thành màu xanh nhạt, màu vàng tươi. Cuống lá cải thảo khá rộng và có màu trắng.
Cải thảo chứa nhiều Vitamin A và C. Một số chất khác như Cacbohydrat, kali, natri protein…
Cải thảo được dùng nhiểu để làm món kim chi, và món luộc.
Đặc biệt ngày nay còn có loại rau cải thảo tím nhật rất đặc biệt và được trồng rộng rãi.
Rau cải bó xôi
Cải bó xôi còn có tên gọi khác là rau chân vịt, rau bina đây là một loài rau thuộc họ dền.
Cải bó xôi có đặc điểm là cuống lá dài, lá hình tròn màu xanh đậm, gốc cải có màu tím.
Cải bó xôi có nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: Sắt, magie, canxi, Vitamin A , C, K. Thường đươc dùng để làm các món xào. Rau bina cực nhiều chất dinh dưỡng nên rất tốt cho bé và những người cần bồi bổ cơ thể.
Rau cải xoăn
Cải xoăn là một loại rau có lá màu xanh hoặc tím. Như tên gọi của nó đặc điểm lá là những nếp xoăn từ đầu đến cuối lá.
Cải xoăn cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như các loại cải khác như: Vitamin A, C, B6. Chứa nhiều khoáng chất Sắt, magie, canxi, kali. Trong 100g cải xoăn có thể cung cấp lên đến 50 kcal cho cơ thể.
Cải xoăn có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh về ung thư, đào thải độc tố. Giúp giảm cân và ngăn ngừa lão hóa xương.
Rau cải xoong
Cải xoong một loại thực vật được xếp vào họ cải khá khác với các loài khác. Cải xoong chủ yếu sống trong môi trường thủy sinh. Nó còn có họ hàng với loài rau mù tạt với rau tần.
Lá của rau cải xoong là loại lá phức có hình dạng giống hình lông chim. Có hoa màu trắng và xanh lục, thường mọc thành những cụm.
Các giá trị dinh dưỡng mà cải xoong mang lại là: Vitamin A và C. Chứa nhiều nguyên tố Fe ( sắt) , Ca ( canxi), và magie.
Cải xong thích hợp với các món ăn xào và ăn lẩu.
Trên đây là một số loài rau cải phổ biến được trồng và sử dụng nhiều ở nước ta. Nhà vườn sẽ tiếp tục cập nhật thông tin chi tiết tác dụng, cách trồng trọt, chế biến từng loài rau trong những bài viết sau. Rất mong các bạn đón đọc.
Xem thêm:
- Những lưu ý khi mua hạt giống rau củ quả
- Cách trồng rau ngót tại nhà cực dễ
- Bỏ túi lịch trồng rau quanh năm
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.