Rau mồng tơi là một loại thực phẩm không còn xa lạ với chúng ta. Mồng tơi phổ biến nhất vào những ngày hè, đây là loại rau giúp thanh nhiệt rất hiệu quả. Nhưng đàng sau đó, ngoài là thực phẩm ngon qua những món canh, món xào. Thì ẩn chứa sau những món ngon ấy là những đặc điểm, bí mật về tác dụng của rau mồng tơi ít người biết đến.
Điểm qua một số đặc điểm cây rau mồng tơi
Mồng tơi hay mùng tơi, nó có tên khoa học là Basella alba L. Đây là một loại thực vật, rau quả , thân leo có màu xanh hoặc tím có thể leo dài đến hơn 10m. Lá của cây mồng tơi có hình tim và mọc đơn, xem kẽ nhau trên thân. Khi cây ra hoa thì các cum hoa mồng tơi sẽ mọc nhiều ở kẽ lá. Hoa có màu trắng hoặc pha tím. Quả của mồng tơi cũng vậy, bạn đầu có màu xanh khi chín sẽ chuyển sang màu tím đậm.
Đặc điểm chính của mồng tơi là từ thân đến lá đều có chất nhầy nhớt.
Mồng tơi hiện nay có 3 loại chính:
- Thứ nhất là mồng tơi trắng: đây là loài có lá phiến nhỏ, thân mảnh hơn và có màu xanh nhạt.
- Thứ 2 là mồng tơi lá to: Thân loại này thường rất mập, phiến lá dày và to có màu xanh đậm
- Thứ 3 là mồng tơi tía: Đặc điểm là gân lá và thâm sẽ có màu tím đỏ.
Thành phần dinh dưỡng có trong mồng tơi:
Mồng tơi có nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ lá và ngọn thận non.
Mồng tơi chứa một lượng lớn Vitamin, khoáng chất và chất chống oxi hóa.
Các loại Vitamin có hàm lượng lớn trong mồng tơi là: Vitamin A , Vitamin C, Vitamin B, B6.
Các khoáng chất có trong rau mồng tơi: Canxi, kali, magie, đồng, sắt và mangan.
Trong lá mồng tơi có chứa một nguồn dồi dào carotenoid. Có thể kể đến một số chất chống oxy hóa như lutein, zea-xanthin và beta-carotene. Cùng vơi chất phi tinh bột và chất nhầy.
Rau mồng tơi có tác dụng gì?
Mồng tơi là một thực phẩm dinh dưỡng, có vị chua ngọt, mang tính hàn luôn là sự lựa chọn cho những ngày hè nóng bức, vì tác dụng giải nhiệt của nó. Nhưng việc sử dụng thực phẩm này đúng các thì mới phát huy được hết công dụng của những chất dinh dưỡng có trong rau mồng tơi.
Lợi ích của rau mồng tơi khi ăn, dùng đúng cách
Ăn rau mồng tơi có tốt không là câu hỏi của rất nhiều người. Khi chế biến và ăn đúng hàm lượng thì các chất có trong rau mồng tơi sẽ giúp ích cho cơ thể như:
Chất nhầy pectin là một loại chất quý có trong mồng tơi. Pectin giúp cơ thể chữa, phòng chống rất nhiều bệnh. Trong rau mồng tơi thì chất pectin này có tác dụng nhuận tràng, chống béo phì nhờ cơ chế hấp thu và thải chất béo. Vì vậy các món ăn từ rau mồng tơi khá là phù hợp với người đang muốn giảm mỡ, giảm cân cũng như lượng đường trong máu cao.
Nguồn dưỡng chất Vitamin A trong lá mồng tơi rất cần thiết đối với việc cải thiện chức năng của mắt. Và còn duy trì được màng nhầy và da. Vitamin A còn là chất giúp cơ thể bảo vệ phổi và khoang miệng.
Một chất giúp chống oxy hóa mạnh là Vitamin C. Việc cơ thẻ bổ sung và hấp thụ Vitamin C từ mồng tơi sẽ góp phần vào quá trình chống lại một số tác nhân gây bệnh và tiêu diệt một số gốc oxy tự do không có lợi.
Mồng tơi chứa thành phần vitamin B phức tạp là folate. B6,.. là những chất cần thiết để giúp tăng trưởng DNA. Chính vì vậy trong thời kì mang thai, việc lựa chọn món ăn từ mồng tơi rất tốt cho thai nhi. Giúp tránh hiện tượng gây khuyết tật ống thần kinh cho trẻ sơ sinh. Cùng với đó là sẽ bổ sung thêm hàm lượng sắt cho cơ thể. Sắt giúp mẹ bầu sinh sản tế bào hồng cầu trong máu.
Qua đó cũng giúp nhiều chị em trả lời được câu hỏi ” Có bầu ăn mồng tơi có tốt không, được không “
Ngoài ra mồng tơi còn giúp hỗ trợ một số chứng bệnh như sau:
Rau mùng tơi trị mụn nhọt: Dùng lá mồng tơi giã nhuyễn trộn cùng ít muốn rồi đắp lên vùng bị mụn.
Say nắng: Say nhuyễn lá mồng tơi rồi bó ở 2 bên thái dương.
Trị chứng khó tiểu: giã lá mồng tơi rồi chắt lấy nước thêm muối, nước sôi để nguội hòa thành 1 hỗn hợp. Uống vào mỗi buổi sáng trước khi ăn.
Làm đẹp da: Dùng là mồng tơi non, giã lấy nước rồi hòa cùng ít muối. Thao massage nhẹ 3 -5 phút rồi rửa sạch. Thực hiện trước khi đi ngủ.
Và còn rất nhiều công dụng khác mà rau mồng tơi mang lại.
Tác hại của rau mồng tơi khi ăn nhiều và dùng sai cách
Mồng tơi làm cơ thể hấp thụ kém: Một chất có hàm lượng khá hớn trong rau mồng tơi là Axit oxalic. Nếu chất này khi kết hợp với Ca và Fe thì sẽ tạo một lớp màng khiến cho các chất dinh dưỡng trong thành ruột không được hấp thu. Muốn hạn chế trường hợp này thì bạn nên ăn một số thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn hoặc có thể ăn một số loại hoa quả tráng miệng.
Ăn nhiều mồng tơi làm tăng nguy cơ sỏi thận: Nếu bạn hay người nào đang có triệu chứng về bệnh sỏi thận thì nên kiêng kỵ món ăn này. Vì trong rau mùng tơi có chất purin khá cao. Đây là chất làm tăng quá trình chuyển hóa axit uríc trong máu. Gây ra các biến chứng về gút, sỏi thận
Ăn nhiều mồng tơi là dạ dày khó chịu: Chất xơ có nhiều trong rau mồng tơi. Chất xơ rất tốt trong quá trình thúc đẩy tiêu hóa và dạ dày rất cần điều đó. Nhưng khi bổ sung quá nhiều chất xơ thì làm cho quá trình đó hoạt động không được hiệu quả. Nó sẽ làm cho cơ thể khó chịu, đầy hơi… Nếu ăn nhiều thì có thể dẫn đến bị tiêu chảy.
Hãy cân đối rau mồng tơi trong mỗi bữa ăn nhé. Nếu bạn ăn nhiều thì nên bổ sung nhiều nước để giúp quá trình tiêu thụ chất xơ được dễ dàng hơn.
Ngoài ra việc ăn nhiều rau mồng tơi còn dẫn đến một số hiện tượng nữa như: Gây mạng bám ở răng, đau bụng khó tiêu…
Rau mồng tơi kỵ gì ?
Rau mồng tơi kỵ gì là câu hỏi của nhiều chị em quan tâm. Mồng tơi có thể chế biến rất nhiều món bạn nên kết hợp mồng tơi với các thức ăn, nguyên liệu ít đạm, tránh những loại quá nhiều đạm như phô mai.. Vì như vậy sẽ làm cho món ăn dư thừa đạm dẫn đến quá trình tiêu hóa khó khăn.
Bạn cũng không nên nấu mồng tơi cùng thịt bò, sự kết hợp này làm giảm đi tính hàn, chất nhầy của rau mồng tơi. Làm cho mồng tơi giảm đi một số tác dụng như nhuận tràng.
Trên đây là những điêu cần lưu ý khi bạn muốn sử dụng rau mồng tơi làm thực phẩm cho bữa cơm gia đình. Ngoài ra để đảm bảo chất lượng cho nhà mình bạn cũng nên học cách trồng rau mồng tơi để có được nguồn rau chất lượng.
Xem thêm:
- Hướng dẫn trồng rau ngót trong thùng xốp sống 100%
- Sử dụng phân bón nào cho cây bắp cải
- Cách trồng rau muống đơn giản
Là một người yêu hoa, thích trồng cây và chia sẻ mọi thứ về sân vườn.